1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những giờ cuối cùng trước giải phóng miền Nam 30/4/1975

(Dân trí) - Những hình ảnh đã cho thấy các diễn biến dồn dập trong những giờ cuối cùng trước khi miền Nam được giải phóng vào ngày 30/4/1975, kết thúc Chiến tranh Việt Nam.


Sát thời điểm 30/4/1975, nhận thấy nguy cơ chính quyền Sài Gòn sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, những người Mỹ cuối cùng và một số người dân miền Nam đã tìm cách di tản.

Sát thời điểm 30/4/1975, nhận thấy nguy cơ chính quyền Sài Gòn sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, những người Mỹ cuối cùng và một số người dân miền Nam đã tìm cách di tản.


Thời điểm đó, khoảng 100 trực thăng của quân đội Mỹ đã sơ tán khoảng 7.000 người khỏi Sài Gòn trong vòng 24 giờ đồng hồ. Trong ảnh: Ngày 28/4/1975, Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford, Ngoại trưởng Henry Kissinger và Phó Tổng thống Nelson Rockefeller đã họp bàn về chiến dịch sơ tán khỏi Sài Gòn. Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent Wind) có thể coi là chiến dịch sơ tán bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử.

Thời điểm đó, khoảng 100 trực thăng của quân đội Mỹ đã sơ tán khoảng 7.000 người khỏi Sài Gòn trong vòng 24 giờ đồng hồ. Trong ảnh: Ngày 28/4/1975, Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford, Ngoại trưởng Henry Kissinger và Phó Tổng thống Nelson Rockefeller đã họp bàn về chiến dịch sơ tán khỏi Sài Gòn. Chiến dịch “Gió lốc” (Operation Frequent Wind) có thể coi là chiến dịch sơ tán bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử.


Hàng dài người chen chúc lên một chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên một nóc nhà ở Sài Gòn ngày 29/4/1975.

Hàng dài người chen chúc lên một chiếc trực thăng của Mỹ đậu trên một nóc nhà ở Sài Gòn ngày 29/4/1975.


Các công dân Mỹ cuối cùng, trong đó có các phóng viên báo chí, được nhìn thấy vội vã di tản khỏi Sài Gòn một buổi trưa những ngày giáp 30/4.

Các công dân Mỹ cuối cùng, trong đó có các phóng viên báo chí, được nhìn thấy vội vã di tản khỏi Sài Gòn một buổi trưa những ngày giáp 30/4.


Khung cảnh hỗn loạn bên ngoài tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn khi nhiều người tìm cách vượt qua bức tường cao khoảng 4m với hy vọng được lên những chuyến trực thăng cuối cùng chở lính Mỹ đào thoát.

Khung cảnh hỗn loạn bên ngoài tòa Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn khi nhiều người tìm cách vượt qua bức tường cao khoảng 4m với hy vọng được lên những chuyến trực thăng cuối cùng chở lính Mỹ đào thoát.


Cảnh tượng bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.

Cảnh tượng bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn.


Các quân nhân Mỹ trên tàu USS Blue Ridge ra sức đẩy một trực thăng trên tàu xuống biển để lấy chỗ cho các chuyến bay sơ tán khác đáp xuống.

Các quân nhân Mỹ trên tàu USS Blue Ridge ra sức đẩy một trực thăng trên tàu xuống biển để lấy chỗ cho các chuyến bay sơ tán khác đáp xuống.


Vào 10h24 ngày 30/4/1975, Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Vào 10h24 ngày 30/4/1975, Tổng thống Ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.


Trưa ngày 30/4, các xe tăng của quân đội miền Bắc Việt Nam và lực lượng vũ trang của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến vào Dinh Độc Lập, húc đổ cánh cổng tòa nhà. Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Miền Nam đã chính thức được giải phóng và đất nước thống nhất vào ngày 30/4/1975.

Trưa ngày 30/4, các xe tăng của quân đội miền Bắc Việt Nam và lực lượng vũ trang của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến vào Dinh Độc Lập, húc đổ cánh cổng tòa nhà. Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn và kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Miền Nam đã chính thức được giải phóng và đất nước thống nhất vào ngày 30/4/1975.


Binh lính của chính quyền Sài Gòn bị áp giải sau khi chính quyền sụp đổ.

Binh lính của chính quyền Sài Gòn bị áp giải sau khi chính quyền sụp đổ.


Vũ khí của các binh lính chính quyền Sài Gòn bị tịch thu.

Vũ khí của các binh lính chính quyền Sài Gòn bị tịch thu.

Minh Phương

Ảnh: CBS, Time, AP