1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những điểm khác biệt trong Thông điệp Liên bang đầu tiên của ông Trump

(Dân trí) - Thông điệp Liên bang đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump đọc trước Quốc hội hôm 301/ có nhiều điểm đáng chú ý, thể hiện rõ sự khôn khéo của một doanh nhân từng nhiều năm chinh chiến trên thương trường và cũng phần nào nói lên tính cách quyết đoán của ông.

Toàn văn bài phát biểu Thông điệp Liên bang của ông Trump


Tổng thống Donald Trump phát biểu tại quốc hội Mỹ ngày 30/1 (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Donald Trump phát biểu tại quốc hội Mỹ ngày 30/1 (Ảnh: Reuters)

Đây là Thông điệp Liên bang đầu tiên của ông Trump kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 1/2017. Văn kiện này ngay lập tức đã gây ấn tượng mạnh mẽ với những thành tựu nổi bật trong nằm cầm quyền đầu tiên của ông Trump, cũng như sự khéo léo sắp xếp khách mời trong buổi đọc Thông điệp Liên bang kéo dài 80 phút này.

Nước Mỹ trước tiên

“Nước Mỹ trước tiên” được coi là con át chủ bài giúp ông Donald Trump thắng cử trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016. Và trong Thông điệp Liên bang đầu tiên, ông Trump đặc biệt nhấn mạnh chính sách này.

Trong suốt một tiếng đầu tiên, Tổng thống Trump không đề cập đến vấn đề gì khác ngoài các chính sách đối nội như cắt giảm thuế, kinh tế, thương mại, cải cách quy định, nhập cư. Ông Trump chỉ nói về vị thế của Mỹ trên thế giới ở cuối bài phát biểu.

Thông điệp mà ông Trump muốn gửi đi rất rõ ràng: “Nước Mỹ trước tiên” không phải là một lời nói khoa trương mà ông Trump thực sự muốn biến khẩu hiệu này trở thành một chính sách thực tế.

Kêu gọi đoàn kết giữa hai đảng

Trong phần đầu tiên của Thông điệp Liên bang, ông Trump cũng kêu gọi sự đoàn kết của nước Mỹ cũng như của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ.

“Hôm nay, tôi kêu gọi tất cả chúng ta gạt sang một bên những khác biệt, tìm kiếm điểm chung để đạt được sự đoàn kết mà chúng ta cần mang lại cho các cử tri. Nếu bạn làm việc chăm chỉ, nếu bạn tin vào chính mình và tin vào nước Mỹ, thì bạn có thể ước mơ bất cứ điều gì, bạn có thể trở thành bất cứ ai, và cùng nhau chúng ta có thể đạt được bất cứ điều gì”, ông Trump nói.

Rất nhiều thành tựu

Thông điệp Liên bang của các tổng thống Mỹ thường có sự cân bằng giữa thành tựu và các đường hướng trong tương lai. Tuy nhiên, bài diễn văn ông Trump đọc tối 30/1 có tới 80% thời lượng nói về các thành tựu, chỉ có 20% ít ỏi là về những điều ông muốn làm.

Sau gần một giờ phát biểu, ông Trump mới đề xuất dự luật cơ sở hạ tầng khổng lồ mà ông muốn Quốc hội thông qua, cũng như đề cập đến các đề xuất liên quan vấn đề nhập cư.

Tuy nhiên, các đề xuất không phải chủ đề chính trong Thông điệp Liên bang đầu tiên của ông Trump. Có thể nói, Tổng thống Trump đã dành bài phát biểu này để nhắc lại gần như tất cả những thành tựu mà ông đạt được trong năm cầm quyền đầu tiên.

Đảo ngược các chính sách của Obama

Dễ thấy trong năm đầu nhiệm kỳ, ông Trump đã chủ trương đảo ngược nhiều chính sách của chính quyền tiền nhiệm, nếu không muốn nói là ông Trump muốn xóa sổ gần như toàn bộ những di sản của cựu Tổng thống Barack Obama.

Ông Trump muốn xem xét tại chương trình Hành động Trì hoãn trục xuất những người nhập cư trái phép vào Mỹ từ khi còn nhỏ (DACA), thay đổi chương trình chăm sóc y tế giá rẻ Obamacare. Trong Thông điệp Liên bang, ông Trump đã công bố kế hoạch giữ nhà tù Vịnh Guantanamo ở Cuba - động thái bác bỏ trực tiếp lời cam kết trước đây của Obama là đóng cửa nhà tù này.

Bỏ qua điều tra cáo buộc về Nga

Trong Thông điệp Liên bang đầu tiên, Tổng thống Trump chỉ nhắc đến nước Nga duy nhất một lần nhưng không liên quan đến cuộc điều tra làm rõ cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

“Trên thế giới, chúng ta phải đối mặt với các nhóm khủng bố và các đối thủ như Trung Quốc và Nga - những bên thách thức lợi ích, nền kinh tế và các giá trị của chúng ta", ông Trump nói.

Đây không phải là điều quá ngạc nhiên khi ông Trump dường như "cố tình" không nhắc đến cuộc điều tra vốn gây nhiều tranh cãi tại nước Mỹ.

“Nghệ thuật sắp đặt”

Ngoài nội dung của Thông điệp Liên bang, người xem không thể không chú ý đến những khách mời xuất hiện trong sự kiện này. Ông Trump đã mời khoảng 15 vị khách đến dự buổi đọc Thông điệp Liên bang, bao gồm gia đình của những người đã mất vì băng đảng MS-13, bố mẹ của Otto Warmbier, sinh viên Mỹ chết sau khi bị Triều Tiên giam giữ, và cả Ji Seong-ho - người đào tẩu khỏi Triều Tiên. Hình ảnh Ji Seong-ho giơ cao chiếc nạng trong buổi đọc Thông điệp Liên bang của ông Trump đã gây ấn tượng mạnh cho giới truyền thông.

Đối với một doanh nhân đã quá quen với việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của riêng mình, Tổng thống Trump đã có một sự sắp đặt khéo léo và hiệu quả trong buổi đọc Thông điệp Liên bang đầu tiên.

Nhật Minh