1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Những công dân nước ngoài vướng vòng lao lý ở Triều Tiên

(Dân trí) - Trước khi dư luận xôn xao về việc sinh viên Otto Warmbier bị Triều Tiên phạt tù, sau đó trả về Mỹ trong tình trạng hôn mê và qua đời, nhiều người nước ngoài tới Triều Tiên đã bị chính quyền Bình Nhưỡng bắt giữ và quy kết nhiều tội danh khác nhau.

Sinh viên Mỹ Otto Warmbier bị bắt tại Triều Tiên vào tháng 1/2016 khi tới nước này du lịch. Tòa án Triều Tiên đã tuyên phạt Otto 15 năm lao động khổ sai vì hành vi lấy trộm một biểu ngữ tại khách sạn ở Bình Nhưỡng. Sau 17 tháng giam giữ, Triều Tiên đã thả Otto về Mỹ trong tình trạng hôn mê vì lý do nhân đạo. Tuy nhiên, sinh viên này đã qua đời ở tuổi 22 chỉ vài ngày sau khi về nước. (Ảnh: Reuters)
Sinh viên Mỹ Otto Warmbier bị bắt tại Triều Tiên vào tháng 1/2016 khi tới nước này du lịch. Tòa án Triều Tiên đã tuyên phạt Otto 15 năm lao động khổ sai vì hành vi lấy trộm một biểu ngữ tại khách sạn ở Bình Nhưỡng. Sau 17 tháng giam giữ, Triều Tiên đã thả Otto về Mỹ trong tình trạng hôn mê vì lý do nhân đạo. Tuy nhiên, sinh viên này đã qua đời ở tuổi 22 chỉ vài ngày sau khi về nước. (Ảnh: Reuters)

Ông Kim Dong Chul, 62 tuổi, là một nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn và từng sống ở Fairfax, bang Virginia, Mỹ. Tháng 3/2016, ông bị Triều Tiên kết án 10 năm lao động khổ sai với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền. Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 1/2016 tại Bình Nhưỡng, Kim Dong Chul cho biết ông bị bắt từ tháng 1/2015 khi đang tiến hành hoạt động tình báo theo sự chỉ đạo của một số đối tượng người Hàn Quốc. Các đối tượng này đã tiếp cận Kim Dong Chul khi ông đang làm việc cho một doanh nghiệp thương mại ở thành phố Rason, phía bắc Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Ông Kim Dong Chul, 62 tuổi, là một nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn và từng sống ở Fairfax, bang Virginia, Mỹ. Tháng 3/2016, ông bị Triều Tiên kết án 10 năm lao động khổ sai với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền. Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 1/2016 tại Bình Nhưỡng, Kim Dong Chul cho biết ông bị bắt từ tháng 1/2015 khi đang tiến hành hoạt động tình báo theo sự chỉ đạo của một số đối tượng người Hàn Quốc. Các đối tượng này đã tiếp cận Kim Dong Chul khi ông đang làm việc cho một doanh nghiệp thương mại ở thành phố Rason, phía bắc Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Mục sư người Canada Hyeon Soo Lim bị tòa án Triều Tiên tuyên phạt tù chung thân khổ sai vì tội chống phá nhà nước Triều Tiên vào tháng 12/2015. Ông Hyeon từng là người đứng đầu một trong những nhà thờ lớn nhất của Canada. Ông bị bắt giữ tại Triều Tiên từ tháng 2/2015 và đã thừa nhận tội danh chống phá nhà nước Triều Tiên trong chương trình phát trên truyền hình quốc gia Triều Tiên. Trước đó, mục sư Hyeon từng tiến hành các hoạt động nhân đạo tại Triều Tiên từ năm 1997. (Ảnh: Reuters)
Mục sư người Canada Hyeon Soo Lim bị tòa án Triều Tiên tuyên phạt tù chung thân khổ sai vì tội chống phá nhà nước Triều Tiên vào tháng 12/2015. Ông Hyeon từng là người đứng đầu một trong những nhà thờ lớn nhất của Canada. Ông bị bắt giữ tại Triều Tiên từ tháng 2/2015 và đã thừa nhận tội danh chống phá nhà nước Triều Tiên trong chương trình phát trên truyền hình quốc gia Triều Tiên. Trước đó, mục sư Hyeon từng tiến hành các hoạt động nhân đạo tại Triều Tiên từ năm 1997. (Ảnh: Reuters)

Công dân Mỹ Kim Sang-duk, hay còn gọi là Tony Kim, từng giảng dạy trong vòng một tháng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng (PUST) trước khi bị bắt tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng vào tháng 4/2017. Truyền thông Triều Tiên đưa tin ông Kim bị bắt vì có những “hành động thù địch” nhằm chống lại nhà nước Triều Tiên. (Ảnh: Facebook)
Công dân Mỹ Kim Sang-duk, hay còn gọi là Tony Kim, từng giảng dạy trong vòng một tháng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng (PUST) trước khi bị bắt tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng vào tháng 4/2017. Truyền thông Triều Tiên đưa tin ông Kim bị bắt vì có những “hành động thù địch” nhằm chống lại nhà nước Triều Tiên. (Ảnh: Facebook)

Công dân Mỹ gốc Hàn Kim Hak Song, giảng viên Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng, bị Triều Tiên bắt giữ hôm 6/5/2017 khi đang đáp chuyến tàu từ Bình Nhưỡng tới Đan Đông, Trung Quốc. Theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên, ông Kim Hak Song bị bắt vì nghi có các hành động chống phá nhà nước Triều Tiên. (Ảnh: Heavy)
Công dân Mỹ gốc Hàn Kim Hak Song, giảng viên Đại học Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng, bị Triều Tiên bắt giữ hôm 6/5/2017 khi đang đáp chuyến tàu từ Bình Nhưỡng tới Đan Đông, Trung Quốc. Theo hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên, ông Kim Hak Song bị bắt vì nghi có các hành động chống phá nhà nước Triều Tiên. (Ảnh: Heavy)

Nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn Kenneth Bae bị bắt tại Triều Tiên từ tháng 11/2012 và bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì hành vi chống phá nhà nước Triều Tiên. Triều Tiên cáo buộc ông Bae âm mưu lật đổ chính phủ thông qua các hoạt động tôn giáo khi xây dựng một trung tâm truyền đạo Cơ đốc tại một khách sạn tại thành phố Rason. Ông Bae được trả tự do sau 2 năm bị giam giữ ở Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)
Nhà truyền giáo người Mỹ gốc Hàn Kenneth Bae bị bắt tại Triều Tiên từ tháng 11/2012 và bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì hành vi chống phá nhà nước Triều Tiên. Triều Tiên cáo buộc ông Bae âm mưu lật đổ chính phủ thông qua các hoạt động tôn giáo khi xây dựng một trung tâm truyền đạo Cơ đốc tại một khách sạn tại thành phố Rason. Ông Bae được trả tự do sau 2 năm bị giam giữ ở Triều Tiên. (Ảnh: Reuters)

Matthew Todd Miller, công dân Mỹ đến từ bang California, đã tới Triều Tiên hồi tháng 4/2014 và bị bắt sau đó. Theo thông tin từ Triều Tiên, Todd Miller đã xé toạc visa nhập cảnh và yêu cầu Bình Nhưỡng cho tị nạn. Thông báo của truyền thông Triều Tiên cho biết Miller bị kết án 6 năm lao động khổ sai vì những hành vi thù địch khi đang là khách du lịch tới thăm Triều Tiên. Tới tháng 11/2014, Miller được trao trả tự do (Ảnh: Reuters)
Matthew Todd Miller, công dân Mỹ đến từ bang California, đã tới Triều Tiên hồi tháng 4/2014 và bị bắt sau đó. Theo thông tin từ Triều Tiên, Todd Miller đã xé toạc visa nhập cảnh và yêu cầu Bình Nhưỡng cho tị nạn. Thông báo của truyền thông Triều Tiên cho biết Miller bị kết án 6 năm lao động khổ sai vì những hành vi thù địch khi đang là khách du lịch tới thăm Triều Tiên. Tới tháng 11/2014, Miller được trao trả tự do (Ảnh: Reuters)

Ông Jeffrey Fowle (giữa), 56 tuổi, tới từ bang Ohio, Mỹ đã bị bắt tại Triều Tiên vào tháng 5/2014 sau khi để lại một cuốn Kinh thánh trong phòng tắm của một hộp đêm ở thành phố cảng Chongjin, Triều Tiên trong một chuyến thăm quan. Trong ảnh: Ông Jeffrey được thả về Mỹ vào tháng 10/2014. (Ảnh: Reuters)
Ông Jeffrey Fowle (giữa), 56 tuổi, tới từ bang Ohio, Mỹ đã bị bắt tại Triều Tiên vào tháng 5/2014 sau khi để lại một cuốn Kinh thánh trong phòng tắm của một hộp đêm ở thành phố cảng Chongjin, Triều Tiên trong một chuyến thăm quan. Trong ảnh: Ông Jeffrey được thả về Mỹ vào tháng 10/2014. (Ảnh: Reuters)

Công dân Mỹ Aijalon Mahli Gomes (phải) từng bị Triều Tiên kết án 8 năm lao động khổ sai vì tội nhập cảnh trái phép hồi tháng 1/2010. Trong ảnh: Ông Gomes trò chuyện cùng cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter sau khi được trả tự do vào tháng 8/2010. (Ảnh: Reuters)
Công dân Mỹ Aijalon Mahli Gomes (phải) từng bị Triều Tiên kết án 8 năm lao động khổ sai vì tội nhập cảnh trái phép hồi tháng 1/2010. Trong ảnh: Ông Gomes trò chuyện cùng cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter sau khi được trả tự do vào tháng 8/2010. (Ảnh: Reuters)

Hai nhà báo Mỹ Laura King (giữa, nói trước mic) và Euna Lee (phải) bị Triều Tiên tuyên phạt 12 năm lao động khổ sai sau khi bị phát hiện bí mật xâm nhập lãnh thổ Triều Tiên hồi tháng 3/2009. Họ được thả về Mỹ vào tháng 9/2009 dưới sự giám sát của cựu Tổng thống Bill Clinton (ngoài cùng bên trái). (Ảnh: Reuters)
Hai nhà báo Mỹ Laura King (giữa, nói trước mic) và Euna Lee (phải) bị Triều Tiên tuyên phạt 12 năm lao động khổ sai sau khi bị phát hiện bí mật xâm nhập lãnh thổ Triều Tiên hồi tháng 3/2009. Họ được thả về Mỹ vào tháng 9/2009 dưới sự giám sát của cựu Tổng thống Bill Clinton (ngoài cùng bên trái). (Ảnh: Reuters)

Cựu binh Merrill Newman, người từng tham gia cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953), đã tới thăm Triều Tiên vào tháng 10/2013. Ông Newman sau đó bị chính phủ Triều Tiên bắt giữ vì các hành vi thù địch chống nhà nước Triều Tiên. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng cáo buộc ông là “tội phạm” vì có liên quan đến việc giết hại các dân thường trong cuộc chiến tranh liên Triều. Ông Newman bị trục xuất khỏi Triều Tiên từ tháng 12/2013 sau vài tháng giam giữ. (Ảnh: Reuters)
Cựu binh Merrill Newman, người từng tham gia cuộc chiến tranh liên Triều (1950-1953), đã tới thăm Triều Tiên vào tháng 10/2013. Ông Newman sau đó bị chính phủ Triều Tiên bắt giữ vì các hành vi thù địch chống nhà nước Triều Tiên. Ngoài ra, Bình Nhưỡng cũng cáo buộc ông là “tội phạm” vì có liên quan đến việc giết hại các dân thường trong cuộc chiến tranh liên Triều. Ông Newman bị trục xuất khỏi Triều Tiên từ tháng 12/2013 sau vài tháng giam giữ. (Ảnh: Reuters)

Robert Park là nhà truyền giáo Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ vào ngày Giáng sinh năm 2009. Ông Park bị bắt trong lúc vượt qua sông Tumen ở biên giới Trung Quốc để sang lãnh thổ Triều Tiên nhằm tuyên truyền về tình trạng lạm dụng nhân quyền tại nước này. Ông Park rốt cuộc đã được trả tự do sau 1,5 tháng bị bắt giữ. (Ảnh: Reuters)
Robert Park là nhà truyền giáo Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ vào ngày Giáng sinh năm 2009. Ông Park bị bắt trong lúc vượt qua sông Tumen ở biên giới Trung Quốc để sang lãnh thổ Triều Tiên nhằm tuyên truyền về tình trạng lạm dụng nhân quyền tại nước này. Ông Park rốt cuộc đã được trả tự do sau 1,5 tháng bị bắt giữ. (Ảnh: Reuters)

Nhà truyền giáo Australia John Short bị Triều Tiên bắt giữ hồi tháng 2/2014 sau khi bỏ lại các bản sao của Kinh thánh tại nhiều điểm du lịch của Triều Tiên trong chuyến thăm quan của ông này. Nhà truyền giáo 75 tuổi sau đó đã thừa nhận việc vi phạm luật pháp Triều Tiên và gửi lời xin lỗi. Theo truyền thông Triều Tiên, sau 15 ngày giam giữ, Triều Tiên đã trục xuất ông Short, một phần vì lý do tuổi tác. (Ảnh: Reuters)
Nhà truyền giáo Australia John Short bị Triều Tiên bắt giữ hồi tháng 2/2014 sau khi bỏ lại các bản sao của Kinh thánh tại nhiều điểm du lịch của Triều Tiên trong chuyến thăm quan của ông này. Nhà truyền giáo 75 tuổi sau đó đã thừa nhận việc vi phạm luật pháp Triều Tiên và gửi lời xin lỗi. Theo truyền thông Triều Tiên, sau 15 ngày giam giữ, Triều Tiên đã trục xuất ông Short, một phần vì lý do tuổi tác. (Ảnh: Reuters)

Thành Đạt

Theo Reuters