1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nhà đầu tư Trung Quốc tìm đến Đông Nam Á mua bất động sản thương mại

Đức Hoàng

(Dân trí) - Các nhà đầu tư Trung Quốc tìm đến Đông Nam Á để mua bất động sản thương mại khi căng thẳng chính trị, chính sách lãi suất khiến các thị trường Mỹ, Australia trở nên kém hấp dẫn hơn.

Nhà đầu tư Trung Quốc tìm đến Đông Nam Á mua bất động sản thương mại - 1

Thành phố Jakarta, Indonesia ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư Trung Quốc (Ảnh minh họa: Reuters).

Công ty bất động sản Juwai IQI (Malaysia) công bố một báo cáo cho thấy, thị trường bất động sản thương mại của Đông Nam Á đang trở nên phổ biến hơn với các nhà đầu tư Trung Quốc khi những căng thẳng chính trị và lãi suất cao làm giảm sức hấp dẫn của các thị trường truyền thống Mỹ, Australia.

Theo Juwai IQI, Indonesia hiện là thị trường được nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm hàng đầu, trong khi Malaysia đứng thứ 3 và Thái Lan đứng thứ 5. Năm ngoái, Indonesia và Malaysia đứng thứ 4 và thứ 5, trong khi Thái Lan không lọt vào nhóm 5 thị trường được quan tâm nhất.

Trong khi đó, Mỹ - thị trưởng đầu tư được yêu thích vào năm ngoái, đã không lọt vào nhóm 5 vị trí dẫn đầu, trong khi Australia tụt xuống vị trí thứ 4 so với vị trí thứ 2 vào năm 2022.

Báo cáo cho biết: "Các nhà đầu tư coi Đông Nam Á là một điểm đến hấp dẫn vì quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia này đang phát triển, trong khi Bắc Kinh có xu hướng đang thu hẹp lại với Mỹ. Nền kinh tế đang phát triển mang lại cơ hội về đất đai, cơ sở du lịch, khu công nghiệp, cơ sở công nghiệp và hậu cần có thể phát triển được".

Hồi tháng 4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo ba nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng trưởng trong năm nay từ 3,4% đến 5%. Trong khi đó, Mỹ và Australia dự kiến tăng trưởng kinh tế 1,6% trong năm nay, theo ước tính của IMF.

Mối quan hệ của Washington và Bắc Kinh đã leo thang căng thẳng trong vài năm qua với các tranh chấp về thương mại, công nghệ hay vấn đề Đài Loan, Biển Đông, Hong Kong, Tân Cương. Mối quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh cũng xấu đi, với những rạn nứt liên quan tới cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 và các lệnh cấm thương mại gây ra bất hòa.

Theo SCMP