1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nguyệt thực toàn phần sẽ xuất hiện 2 lần trong năm 2014

(Dân trí) - Năm 2014, lĩnh vực thiên văn học sẽ hứa hẹn nhiều điều thú vị khi nhiều sự kiện tuyệt vời được dự báo xảy ra trên bầu trời như mưa sao băng và thiên thực. Điều tuyệt vời nhất là sẽ có tới 2 hiện tượng nguyệt thực toàn phần trong năm nay.

Tạp chí

Tạp chí National Geographic đã lựa chọn 5 hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm 2014 theo bình chọn của các nhà thiên văn học.

1. Nguyệt thực toàn phần
 
Năm nay, người yêu thiên văn học sẽ có 2 cơ hội được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Lần đầu tiên vào lúc 7:06 sáng theo giờ GMT, thứ 3 ngày 15/4, mặt trăng sẽ dần đi vào bóng tối bao phủ bởi trái đất khi tại thời điểm đó trái đất của chúng ta sẽ nằm giữa mặt trời và mặt trăng. Có thể quan sát hiện tượng này từ Tây bán cầu, bao gồm Bắc và Nam Mỹ, còn các vùng phía Bắc và Đông Âu, Đông Phi, Trung Đông hay Trung Á sẽ không có cơ hội để chiêm ngưỡng.

Ngoài ra, thêm một cơ hội nữa dành cho những người quan sát bầu trời chứng kiến hiện tượng “mặt trăng đỏ” vào lúc 10:51 sáng Thứ 4, ngày 8/10 khi nguyệt thực toàn phần xuất hiện từ phía Thái Bình Dương. Chỉ một phần phía tây bắc của Bắc Mỹ, New Zealand và một phần tư phía đông nước Úc có thể ngắm toàn bộ hiện tượng trong khi Châu Âu, Châu Phi hay Trung Đông sẽ bị lỡ cơ hội.
 
2. Mưa sao băng LINEAR

Nếu may mắn, con người trên trái đất sẽ có thể chứng kiến một trận mưa sao băng lớn vào ngày 23 và 24/5. Trong hai thế kỷ qua, nhiều mảnh vỡ vụn của sao chổi 209P/LINEAR đã bung ra. Các chuyên gia dự đoán rằng năm nay trái đất sẽ “lặn lội” qua một vệt dài lớp bụi từ các mảnh vỡ của sao chổi này.
 
3. Hiện tượng liên kết bộ ba của mặt trăng với các thực thể khác
 
Hiện tượng này sẽ xảy ra hai lần trong năm 2014, mặt trăng sẽ chụm lại cùng với các hành tinh và ngôi sao sáng ở trên “thiên đường”, tạo nên những hình ảnh bắt mắt trên bầu trời. Lần đầu tiên hiện tượng này sẽ diễn ra vào tối thứ 7 ngày 5/7; lúc đó trên bầu trời sẽ xuất hiện vầng trăng khuyết chen ngang giữa sao Spica xanh nhạt và sao Hỏa hung đỏ. Hiện tượng này sẽ xảy ra trong khoảng 30 phút.

Ở Nam bán cầu, mặt trăng và các hành tinh cũng sẽ chụm lại cùng nhau vào ngày 6 và 7/7 trên vùng trời phía đông bắc.

Lần thứ hai, vào lúc nhá nhem tối Chủ nhật, ngày 31/8, một mô hình tam giác được tạo bởi Mặt trăng lưỡi liềm, sao Hỏa và sao Thổ sẽ xuất hiện. Đối với Nam bán cầu, hiện tượng này có thể được quan sát từ phía tây vào ngày 31/8 và 1/9.

4. Sự liên kết của sao Mộc và sao Kim

Vào lúc rạng sáng ngày 18 và 19/8 tại Nam bán cầu, những người yêu thiên văn học trên khắp toàn cầ có cơ hội quan sát cuộc gặp gỡ vô cùng thân mật của hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời chúng ta là sao Kim và sao Mộc. Cuộc gặp gỡ này sẽ kéo dài trong vòng 20 phút.
 
5. Nhật thực một phần

Lúc 9:46 sáng GMT, thứ 5 ngày 23/10, hiện tượng nhật thực một phần sẽ diễn ra trên bầu trời Bắc Mỹ. Từ phía nửa đông của Mỹ và Canada cũng có thể quan sát hiện tượng này. Còn ở Vancouver sẽ thấy 65%, San Francisco 50%, Denver 55%, Toronto 44% và New York 15%.

Đỗ Quyên
Theo National Geographic