1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Nga nói thẳng nguồn gốc vũ khí hóa học ở Syria

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga cho biết, cả phiến quân và IS đều sở hữu vũ khí hóa học, sẵn sàng tấn công để đổ lỗi cho Chính phủ Syria.

Được Mỹ tạo điều kiện

Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 6/7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, những kẻ khủng bố ở Syria đang lên kế hoạch thiết kế những vụ tấn công hóa học, để tạo cớ cho Mỹ mở các cuộc không kích nhắm vào lực lượng chính phủ Assad.

''Theo các nguồn tin sẵn có, các nhóm khủng bố Syria đang lên kế hoạch thực hiện các hành động khiêu khích bằng việc sử dụng khí độc hóa học để tạo cớ cho Mỹ không kích vào các vị trí của lực lượng chính phủ Syria'', bà Zakharova cho biết.

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, những hành động này chắc chắn sẽ được thực hiện trong một khu dân cư mà các lực lượng chính phủ Syria không thể tiếp cận được. Một trong số đó là vùng đất của phe đối lập tại Đông Ghouta.

"Đặc biệt, các chiến binh của nhóm Hồi giáo Jaysh al-Islam và Faylaq ar-Rahman có trụ sở tại Đômg Ghouta, đang sở hữu một vài quả tên lửa chứa hóa chất với trọng lượng 150 kg/quả", bà Zakharova thông tin thêm.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova

Theo bà Zakharova, không chỉ phiến quân mới có khả năng tấn công vũ khí hóa học, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng đang triển khai các phòng thí nghiệm hóa học và thiết bị đặc biệt để chế tạo bom hóa học từ Deir Ezzor đến Raqqa, Syria.

Đáng nói hơn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, trong khi quân đội của liên minh do Mỹ dẫn đầu gần như vây kín hoàn toàn Raqqa, thế nhưng lực lượng khủng bố vẫn có thể di chuyển các thiết bị có quy mô lớn vào thành phố khiến Nga đặt nghi vấn về việc liên quân ''mắt nhắm mắt mở'' trong trường hợp này.

''Tôi nghĩ các bạn có thể nhận thấy xác suất cao về sự đồng lõa với quân nổi dậy'', Zakharova nói.

Trước nghi vấn đó, bà Zakharova khẳng định, Nga sẽ mở các cuộc điều tra kỹ càng về vụ tấn công ở thị trấn Khan Sheikhoun, tỉnh Idlib, hồi 4/4, giết chết gần 100 người và khiến nhiều người khác nhập viện với biểu hiện trúng độc ở Syria.

''Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc điều tra nghiêm túc và chính trị nhất về vụ tấn công hóa học ở Khan Sheikhoun và các hành động khiêu khích liên tục chống lại chính phủ hợp pháp của Syria'', theo Zakharova.

Mỹ bị hớ sau khi tấn công Syria hồi tháng 4

Mới đây, Nhà Trắng ra tuyên bố, chính phủ Syria đang chuẩn bị thực hiện vụ tấn công hóa học mới, nhưng không đưa ra bằng chứng cho phát ngôn. Washington cảnh báo, sẽ khiến lãnh đạo Damascus ''phải trả giá đắt'' nếu thực sự xảy ra vụ tấn công.

Về phía Nga, Điện Kremlin chỉ trích lời đe dọa của Mỹ đối với lãnh đạo chính trị Syria là ''không thể chấp nhận'', đồng thời nhấn mạnh, sẽ có các động thái đáp trả tương xứng nếu Mỹ hành động.

Việc vội vàng đưa ra cuộc tấn công và Homs hồi tháng 4 đã khiến Tổng thống Donald Trump bị hớ khi không thể đưa ra được bằng chứng xác thực chứng minh quân đội Chính phủ sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib.

Thậm chí, một nhóm giám sát chính phủ đã đệ đơn kiện chính quyền Trump liên quan đến cơ sở pháp lý cho cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào Syria.

Tổ chức giám sát chính phủ Protect Democracy của Mỹ ngày 8/5 đã đệ đơn kiện, buộc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump phải giải trình cơ sở pháp lý cho cuộc tấn công bằng tên lửa vào Syria hồi đầu tháng 4.

"Tất cả chúng ta nên thống nhất rằng trong một chế độ dân chủ hiến pháp, thẩm quyền tấn công một quốc gia khác của chính quyền hành pháp cần phải được ràng buộc bằng pháp luật", Jastin Florens, giám đốc pháp lý của Protect Democracy, nhấn mạnh.

Ông Florens cho rằng, nhiều quốc gia có thể chấp nhận việc cá nhân nguyên thủ có thể ra lệnh tấn công nhằm vào nước khác mà không cần đưa ra cơ sở pháp lý, nhưng Mỹ thì không nên.

Martin Lederman, cựu luật sư Bộ Tư pháp, từng làm dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, xác nhận đã nhận được bản sao tài liệu không chính thức của chính quyền Washington, giải trình rằng cơ sở pháp lý cho cuộc tấn công này cũng giống như cuộc tấn công Lybia của chính quyền Obama năm 2011.

Tổng thống Obama khi đó cũng chỉ đạo quân đội Mỹ tham gia chiến dịch của NATO can thiệp vào Libya mà không có sự đồng ý của quốc hội.

Theo Tú Uyên

Báo Đất việt