1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nga - NATO chạy đua tập trận, hiểm họa khôn lường

Nga và NATO liên tục tổ chức tập trận với quy mô ngày càng lớn để chuẩn bị cho một cuộc xung đột có thể với phía kia.

Nhưng bản thân các cuộc tập trận cũng khiến cho xung đột dễ xảy ra hơn.

Đó là kết luận trong báo cáo mới của nhóm cố vấn ELN (Mạng lưới Lãnh đạo châu Âu). ELN kêu gọi hai bên liên lạc nhiều hơn và tăng cường sự minh bạch về các hoạt động quân sự của họ.

Nhóm cũng khuyến nghị hai bên giảm bớt quy mô các cuộc tập trận trong khi bắt đầu làm việc về một hiệp ước, mà sẽ hạn chế các loại vũ khí được phép triển khai dọc biên giới hai bên.

Nga, NATO, tập trận, hiểm họa

Lính Ukraina, Mỹ và Lithuania tham gia tập trận chung ở Yavoriv thuộc thành phố Lviv, miền tây Ukraina. (Ảnh: EPA)

"Mỗi cuộc tập trận đều bị phía kia xem là khiêu khích và làm gia tăng sự ngờ vực cũng như sự khó dự đoán", báo Guardian dẫn lời Ian Kearns, Giám đốc ELN. "Mọi người đang tập trung vào giá trị ngăn chặn của các cuộc tập trận lớn, nhưng có một mặt tiêu cực và đó là yếu tố rủi ro".

Báo cáo của ELN có tựa đề "Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất: Liệu các cuộc tập trận của Nga và NATO có dễ gây chiến tranh ở châu Â?".

Báo cáo phân tích hai cuộc tập trận lớn gần đây: "Tập trận chớp nhoáng" của Nga hồi tháng 3 với sự tham gia của 80.000 lính từ các căn cứ trên cả nước; và loạt tập trận Lá chắn Đồng minh của NATO được thực hiện trên không, trên bộ và trên biển hồi tháng 6 với sự tham gia của 15.000 quân đến từ 22 quốc gia.

"Cả hai cuộc tập trận chứng tỏ mỗi bên đang tập luyện với sự tính toán sẵn trong đầu về năng lực của phía kia và các kế hoạch chiến tranh có thể nhất", báo cáo viết.

"Trong khi các phát ngôn viên vẫn nhất quyết rằng những hoạt động đó nhắm vào kẻ thù giả định, nhưng bản chất và quy mô của chúng thể hiện một điều khác: Nga đang chuẩn bị cho một cuộc xung đột với NATO, và NATO đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu có thể với Nga".

Đợt tập trận của Nga hồi tháng 3 bắt đầu ở tận miền bắc và trải rộng khắp đất nước, nhằm mô phỏng một cuộc xung đột leo thang nhanh chóng.

Binh lính được triển khai để tăng cường cho những vùng xa xôi dễ bị tấn công như bán đảo Kola, các đảo ở Bắc Cực, vùng Kalinigrad, Crưm và đảo Sakhalin ở bắc Thái Bình Dương. Cùng với một số lượng quân tinh nhuệ và lính nghĩa vụ lớn, sự kiện này còn bao gồm 12.000 bộ phận thiết bị hạng nặng, 65 tàu chiến, 15 tàu ngầm và 220 máy bay.

Các cuộc tập trận của NATO hồi tháng 6 gồm một hành động hải quân ở Baltic với trọng tâm đặt vào các chiến dịch đổ bộ vào Thụy Điển và Ba Lan; một cuộc tập luyện của lực lượng truyền thống tập trung ở Ba Lan và các nước Baltic, bao gồm đụng độ giả định của xe tăng và máy bay.

Ngoài ra còn có việc triển khai lực lượng đặc nhiệm chung đầu tiên được tiến hành, để giải quyết mối lo của các nước Baltic về một sự xâm nhập và dùng lực lượng không chính quy của Nga..

ELN cho rằng, việc Nga không báo trước về các cuộc tập trận đã làm gia tăng rủi ro đụng độ ngoài dự tính và làm leo thang căng thẳng.

"Điều cực kỳ quan trọng là phải tăng cường liên lạc giữa Nga và NATO về lịch trình tập trận", báo cáo nhấn mạnh và khuyến nghị, hai bên nên dùng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu để báo trước các chi tiết tập trận.

ELN còn kêu gọi mỗi bên cân nhắc thiệt hại và lợi ích từ các cuộc tập trận tăng cường ở các khu vực biên giới, và thể hiện sự kiềm chế về quy mô của chúng.

Cuối cùng, ELN kêu gọi sự hợp tác để bắt đầu một "hiệp ước mới, đưa ra những giới hạn về lãnh thổ của hai bên, để triển khai các hạng mục vũ khí cụ thể, với sự xem xét kỹ lưỡng".

Theo Thanh Hảo

Vietnamnet

Nga - NATO chạy đua tập trận, hiểm họa khôn lường - 2