1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Nga khai trương tuyến đường sắt mới đến Crimea, Ukraine vào cuộc điều tra

(Dân trí) - Sau lễ khánh thành cầu đường sắt chạy qua eo biển Kerch hồi đầu tuần, những chuyến tàu hỏa đầu tiên từ đất liền Nga đã đến bán đảo Crimea. Ukraine ngay lập tức đã phản ứng về sự kiện này.

Ông Putin khánh thành cầu đường sắt dài nhất châu Âu nối Nga - Crimea
Nga khai trương tuyến đường sắt mới đến Crimea, Ukraine vào cuộc điều tra - 1
Chuyến tàu đầu tiên từ đất liền Nga đến bán đảo Crimea hôm 25/12. (Ảnh: AP)

Theo hãng tin TASS, trong tuần này, hai chuyến tàu chở khách đầu tiên từ đất liền Nga đã đến bán đảo Crimea qua cầu đường sắt dài 19km chạy qua eo biển Kerch.

Chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ thành phố St. Petersburg lúc 14h ngày 23/12 và đến Sevastopol sau 43 giờ 25 phút.

Chuyến tàu thứ hai xuất phát từ ga Kazansky ở thủ đô Moscow lúc 23h45 giờ địa phương ngày 23/12, qua cầu vào đêm 25/12 và dừng tại ga ở Simferopol, Crimea lúc 8h47 sáng nay. Tổng cộng, đoàn tàu di chuyển mất khoảng 33 giờ cho lộ trình này. Đoàn tàu được cho là chạy chậm lại khi qua cây cầu để hành khách có dịp được chiêm ngưỡng khung cảnh bên ngoài.

Nga khai trương tuyến đường sắt mới đến Crimea, Ukraine vào cuộc điều tra - 2
Ảnh: TASS

Đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dự lễ khánh thành cây cầu. Với chiều dài 19km, đây là cây cầu đường sắt dài nhất châu Âu. Tại lễ khánh thành, ông Putin nói, cây cầu sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của 14 triệu hành khách và vận chuyển khoảng 13 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Hiện tại chỉ có các tàu chở khách lưu thông qua cây cầu, trong khi các tàu hàng chỉ bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm sau, TASS dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Nga Yevgeny Ditrikh cho biết.

Nga khai trương tuyến đường sắt mới đến Crimea, Ukraine vào cuộc điều tra - 3
(Ảnh: TASS)

Trong khi đó, giới chức UKraine ngày 25/12 đã mở một cuộc điều tra hình sự sau khi chuyến tàu đầu tiên của Nga đến Crimea. Ukraine cho rằng, con tàu vận chuyển trái phép hành khách qua "biên giới Ukraine".

Sau cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2014 tại Crimea, Nga nhận sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014. Nga khẳng định việc sáp nhập Crimea tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc, dựa trên nguyện vọng của người dân Crimea.

Minh Phương
Theo TASS