Nga giảng hòa với EU, ra đòn “bóp chết” kinh tế Ukraine
Theo thông tin mới nhất, châu Âu chuẩn bị nối lại xuất khẩu một loạt thực phẩm vào Nga, cùng lúc đó, Moscow quay sang đòi nợ Kiev 2,44 tỷ USD
Theo thông tin mới nhất từ các phương tiện truyền thông châu Âu, Liên minh châu Âu và Liên bang Nga chuẩn bị nối lại xuất khẩu một loạt thực phẩm vào Nga, theo như đề xuất trước đó Ủy ban châu Âu đã gửi đến Moscow hồi tuần trước.
“Ủy ban châu Âu (EC) và Nga đang soạn thảo thỏa thuận đạt được hồi tuần trước về nối lại việc cung cấp một số thực phẩm sang Nga, sau khi soạn thảo xong, 2 bên sẽ công bố những chi tiết của bản thỏa thuận này” - người phát ngôn của EC - ông Enrico Brivio cho biết.
Khi bình luận ý kiến về thỏa thuận giữa Liên bang Nga và EC để nối lại cung cấp thịt lợn từ châu Âu, ông Brivio cho biết tại cuộc họp báo rằng: "Tuy nhiên, tôi sẽ không gọi nó là thỏa thuận tại thời điểm này, bởi mọi điều khoản vẫn đang được bàn bạc và thương thảo trong những ngày sắp tới”.
Ông cho biết, các ban của EC và cơ quan thú y của “các đồng nghiệp Nga” đã thảo luận với nhau trong khuôn khổ Forum "Tuần lễ xanh" tại Berlin. Các kết quả tích cực đã cho phép nối lại việc cung cấp một số sản phẩm châu Âu vào Nga. Để điều này được thực hiện, các kết quả đàm phán đang được xem xét trong những ngày sắp tới.
Hãng tin Deita của Nga ngày 19-1 đưa tin, Cơ quan giám sát nông sản Liên bang Nga đã nhận được thư từ đại diện của Ủy ban châu Âu (EC), có chữ ký của ông Ladislav Miko - Phó Tổng giám đốc Tổng cục Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng Ủy ban châu Âu, đề nghị nối lại quan hệ thương mại giữa EU và Nga.
“Chúng tôi cho rằng để quay lại thời kỳ trước khi ban hành lệnh cấm, cần phải thiết lập lại thương mại trên cơ sở giấy chứng nhận hoạt động đối với EU và sự kiểm duyệt từ nhà nhập khẩu. Thông tin sản phẩm phải do cơ quan thanh tra xác nhận” - Deita tiết lộ nội dung bức thư.
Lời đề nghị của EC cho biết họ sẽ nhập khẩu các mặt hàng của Nga như thịt, các chế phẩm từ sữa, thực phẩm, mỡ, nội tạng… Đồng thời, EU cũng sẽ xuất khẩu khoai tây sang Nga theo đúng các quy định hiện giờ với hạt giống và cũng sẽ tiến hành giám sát các trang trại châu Âu muốn xuất thực phẩm sang Nga.
Lệnh cấm vận về nhập khẩu các sản phẩm từ EU đã được Nga áp dụng từ mùa hè năm 2014, để đáp trả lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Liên bang Nga do xung đột Ukraine. Biện pháp trừng phạt trả đũa của Mosocw cấm nhập khẩu vào Nga một số sản phẩm từ Mỹ, EU, Canada, Australia, Na Uy.
Lệnh này bao gồm cấm nhập khẩu thịt bò, thịt lợn, gia cầm, pho mát, các sản phẩm từ sữa, cá, trái cây và rau quả trong vòng một năm. Sau đó lệnh cấm sẽ tiếp tục được xem xét để hủy bỏ hay tiếp tục gia hạn thời gian hiệu lực.
Thỏa thuận mới này được 2 bên bàn bạc với nhau trong bối cảnh báo cáo của các Ủy ban thuộc Liên Hợp Quốc cho rằng, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trước lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU nhưng Nga có khả năng đứng vững trước những khó khăn trong lĩnh vực kinh tế, trong thời gian dài tới.
Nga sẽ cho phép thực phẩm và nông sản EU trở lại?
Tuy nhiên Liên Hợp Quốc cũng khẳng định Nga sẽ đứng vững. "Moscow có dự trữ ngoại hối đáng kể để trụ vững trước những biến động hiện nay, tuy nhiên sự tồn tại các yếu tố bất ổn định sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực về lâu dài" - Liên Hợp Quốc nêu ý kiến phù hợp với dự báo của IMF là suy thoái kinh tế ở Nga vào khoảng 1-3% từ nay đến năm 2016.
Ngày 20-1, Số liệu đánh giá sơ bộ do Ngân hàng Trung ương Nga công bố thể hiện, nợ nước ngoài của Nga giảm 130 tỷ đô la. Cụ thể là kết thúc năm 2014, nợ nước ngoài của Nga còn 599,5 tỷ đô la, tương đương mức giảm 18 phần trăm. Hồi đầu năm ngoái, nợ nước ngoài của Nga lên tới con số 728,9 tỷ đô la.
Nga giảng hòa với EU để quyết tâm “bóp chết” kinh tế Ukraine?
Với thiện ý “giảng hòa với châu Âu”, dường như Nga đang cương quyết chơi rắn với Mỹ và có ý định bóp chết kinh tế Ukraine, hay ít nhất cũng khiến cho Kiev bớt “ngông cuồng” sau khi vừa nhận được cam kết hỗ trợ tài chính từ Mỹ và mở đợt tấn công lớn vào khu vực do phe ly khai kiểm soát ở Donbass.
Đồng thời với thỏa thuận cho phép EU tái xuất khẩu nông sản và thực phẩm vào Nga và ngược lại, Moscow đã quyết định giáng cho Kiev một cú đòn mạnh khi, chính phủ Nga đã chỉ đạo Gazprom gửi công văn đòi nợ Naftogaz 2,44 tỷ USD, bao gồm khoản nợ khí đốt 2,196 tỷ USD và tiền phạt quá hạn.
Hãng thông tấn Nga TASS cho biết, Tập đoàn Gazprom đã gửi cho Naftogaz của Ukraine công văn nhắc nhở trả khoản tiền 2,44 tỷ USD nợ khí đốt mua của Nga trước đó và tiền phạt quá hạn. Thông tin này đã được người đứng đầu tập đoàn Nga, ông Alexei Miller cho biết sau cuộc gặp với Thủ tướng Dmitry Medvedev.
Gazprom đã gửi công văn đòi nợ Naftogaz 2,44 tỷ USD
Cuộc họp 4 bên giữa lãnh đạo chính phủ các nước Đức, Pháp, Nga, Ukraine tại Kazakhstan dự kiến vào 15-1 đã không thể diễn ra theo đúng dự kiến do cuộc họp cấp ngoại trưởng tại Berlin hôm 12-1 bị đổ bể, do quan điểm cứng rắn của Kiev.
Đồng thời Ukraine cũng bỏ không tham dự cuộc gặp của Nhóm Liên lạc về giải quyết vấn đề Ukraine được ấn định vào ngày 16-1, tại thủ đô Minsk của Belarus, bất chấp việc đặc phái viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và các đại biểu của Lugansk, Donetsk đã tới Minsk.
Bởi vậy, Moscow đã tung ra cú đòn thứ nhất để “dằn mặt” Kiev đừng có cậy Mỹ để lên giọng với Nga bởi Nga có đầy đủ công cụ khiến Ukraine lập tức phá sản hay chí ít cũng làm “hạ nhiệt” những cái đầu nóng ở Kiev.
Ngoài khoản nợ khí đốt, Nga có thể sử dụng “cây gậy thứ 2” để trị Ukraine là khoản nợ 3 tỷ USD tiền trái phiếu mà Nga đã mua của Ukraine, từ thời ông Yanukovych, hồi cuối năm 2013. Khoản nợ này hiện Moscow có thể đòi bất cứ lúc nào vì Kiev đã vi phạm một số nguyên tắc đã thỏa thuận.
Giữa tháng 11 năm ngoái, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ARD của Đức, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã Ngay sau khi nhận được cam kết bảo lãnh cho vay 2 tỷ USD thông qua IMF, Ukraine đã phá hoại các nỗ lực hòa bình của Nga và châu Âutừng tuyên bố, Nga sẽ không yêu cầu Ukraine thanh toán nợ trước hạn, mặc dù có đủ cơ sở để thực hiện quyền của người cho vay tài chính.
Người đứng đầu Điện Kremlin nhấn mạnh nếu Nga đòi tất cả các khoản nợ thì hệ thống tài chính của Ukraine sẽ một lần nữa bị sụp đổ do Ukraine không thể có khả năng hoàn trả các khoản nợ lên tới hơn 5 tỷ USD cùng lúc. Tuy nhiên, tình hình hồi đó tương đối khả quan với thỏa thuận ngừng bắn được ký kết ở Minsk.
Trong bối cảnh hiện nay Ukraine càng ngày càng có nhiều động thái quyết liệt chống Nga, đồng thời phớt lờ mọi đề nghị đàm phán của cả Nga, Pháp và Đức, rất có thể ông Putin sẽ không còn kiên nhẫn.
Giới chuyên gia kinh tế còn đưa ra nhận định là Nga còn công cụ thứ 3 có thể đe dọa phá sập nền kinh tế Ukraine. Đầu tháng 1 vừa qua, Ngân hàng Gazprombank vừa đề nghị một hợp đồng hết sức hấp dẫn với ông Dmitry Firtash, một trong những ông trùm khí đốt của Ukraine hiện đang bị quản thúc ở Áo.
Theo đó, Gazprombank sẽ xoá cho các công ty của ông này khoản nợ 842 triệu USD mua khí đốt, đổi lại ông này phải trả cho Gazprom một nửa số tiền nợ bằng lượng khí đốt thuộc sở hữu của mình đang được dự trữ ở Ukraine. Nếu hợp đồng này được ký kết (nhiều phần là thành công) thì Nga sẽ kiểm soát cả nguồn dự trữ khí đốt ít ỏi còn sót lại ở Ukraine.
Tờ "Financial Times" nhận định trong năm 2015, ngoài số tiền 17 tỷ USD có thể huy động được từ IMF, Ukraine cần thêm ít nhất 15 tỷ USD từ các tổ chức tài chính quốc tế khác nhằm cân bằng ngân sách. Trong khi đó, các chuyên gia của "The Economist" đánh giá khối lượng vay bổ sung của Ukraine phải lên tới trên 20 tỷ USD.
Trong bối cảnh đó, việc Moscow dồn dập đòi nợ cùng với khả năng cắt khí đốt vì Kiev vi phạm hợp đồng trả nợ cũ và thanh toán trả trước có thể là cú đánh quyết định, bóp chết hẳn nền kinh tế đã chết của Ukraine.