1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

Nga có thể bắn hạ vệ tinh Mỹ nếu muốn

Theo TASS, Nga vừa thử thành công thiết bị đặc biệt trên vệ tinh Kosmos-2519 - thiết bị có thể ngăn chặn vệ tinh đối phương bất cứ lúc nào khi cần.


Vệ tinh quân sự Nga.

Vệ tinh quân sự Nga.

Thiết bị bay không gian trên được thử nghiệm trên vệ tinh quỹ đạo thấp Kosmos-2519 được phóng lên quỹ đạo ngày 23-6-2017. Trong quá trình thử nghiệm, thiết bị giám sát đã tách khỏi Kosmos-2519 tiến hành các bài tập cơ động và quay trở lại vệ tinh mẹ.

Các bài kiểm tra cũng kiểm tra độ tin cậy của phần mềm điều khiển của thiết bị giám sát trên quỹ đạo. Thiết kế chính của thiết bị giám sát vệ tinh mới là tính toán quỹ đạo bay, giám sát các kênh liên kết và phương án ngăn chặn vệ tinh đối phương trong trường hợp cần thiết.

Được biết, ngay trước khi có thử nghiệm thành công này, các vệ tinh của Nga hiện cũng đang gây chú ý vì bất ngờ di chuyển trở lại trên quỹ đạo sau một khoảng thời gian khá dài im hơi lặng tiếng.

Theo Business Insider, sau khoảng 1 năm gần như mất tích trong quỹ đạo, thì gần đây, 3 vệ tinh Kosmos-2491, Kosmos-2499 và Kosmos-2504 của Nga đột nhiên hoạt động trở lại khiến nhiều người thắc mắc mục đích của việc này là gì. Trong đó, hồi tháng 6 vừa qua, một trong số 3 vệ tinh này đã rời khỏi vị trí cũ và hiện chỉ đang cách một mảnh vỡ của vệ tinh Trung Quốc bị bắn hạ vào năm 2007 khoảng 1.200m.

Nhiều giả thuyết được đưa ra trước động thái lạ này. Nhiều người phán đoán vệ tinh Nga chỉ đang thử nghiệm công nghệ giám sát đường đi của các vật thể khác hoặc khả năng sửa chữa hay tháo rời một vệ tinh khác. Những cũng có những chuyên gia lại cho rằng, Nga đang muốn tạo ra một loại vũ khí trên không gian vũ trụ hay nước này đang muốn chạy đua cho chiến tranh không gian.

Được biết, nhóm vệ tinh này của Nga được đưa lên quỹ đạo tầm thấp vào năm 2013. Nguồn IFL Science cũng cho biết, nhóm vệ tinh này được cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos bí mật phóng lên không gian vào khoảng giữa các năm 2014 và 2015. Theo nhiều chuyên gia quân sự, chúng có thể là thế hệ vũ khí không gian mới của nước này, có thể là những vũ khí không gian tuyệt mật mà Nga sử dụng để phá hủy hoặc chiếm đoạt các vệ tinh mục tiêu khác.

Tuy nhiên, vệ tinh này được cho là không hoạt động ngay khi vừa lên tới quỹ đạo. Nhưng giờ đây, nó bắt đầu xuất hiện sau thời gian dài im tiếng, đã làm dấy lên nhiều lo ngại. Liệu những hoạt động vệ tinh đầy bí ẩn này có phải là ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh công nghệ mới trong vũ trụ hay chỉ đơn thuần là những mẫu thử nghiệm của kỹ thuật tiên tiến.

Nhiều ý kiến đều tin rằng, Nga rất có thể đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không gian. Vì đối với các cường quốc không gian như Nga hay Trung Quốc, việc bảo đảm an toàn cho vệ tinh được xem là lợi ích quốc gia.

Anatoly Zak - một nhà sử học không gian gốc Nga cho biết: "Hãy nhìn vào lịch sử công nghệ không gian của Nga. Nếu như trước đây, Nga phóng lên quỹ đạo Trái Đất những vệ tinh có chi phí thấp hơn thì ngày nay, với sự đột phá của công nghệ, Nga hoàn toàn có thể phóng lên quỹ đạo những vệ tinh được trang bị laser hoặc vũ khí nổ".

Phát ngôn của Không quân Mỹ (USAF) cho biết, Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ đang theo dõi các vệ tinh bí ẩn này của Nga cùng với hàng nghìn vật thể khác trên quỹ đạo. Năm 2012, các cơ quan tình báo Mỹ từng đưa ra báo cáo phân tích khả năng bị triệt hạ của vệ tinh Mỹ, thiết bị hiện đang đóng vai trò cung cấp thông tin liên lạc quân sự và thậm chí là cảnh báo sớm tên lửa của quân địch.

Theo Đan Nguyên

Báo Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm