1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Nếu khó đạt miễn dịch cộng đồng, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Thanh Thành

(Dân trí) - Báo The Conversation mới đây nhận định, bất kỳ quan điểm nào cho rằng, Covid-19 sẽ biến mất hoàn toàn là sai lầm, đặc biệt là trong bối cảnh biến chủng Delta đang hoành hành.

Nếu khó đạt miễn dịch cộng đồng, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? - 1

Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy tiêm vắc xin trước sự hoành hành của biến chủng Delta (Ảnh: AFP).

Thế giới đang chứng kiến biến chủng Delta "càn quét" và cũng có những lo ngại mới về nguy cơ lây lan nhiều hơn từ các biến chủng Delta Plus và Lambda. Tất cả các dấu hiệu đó cho thấy, Covid-19 có thể sẽ gây ra từng đợt sóng lặp lại như những gì đã xảy ra trong đại dịch cúm năm 1918.

Không nhiều nhà khoa học dự đoán được rằng, thế giới chứng kiến nhiều biến chủng của virus gây bệnh Covid-19 trong một khoảng thời gian ngắn như vừa qua. Và kết quả là virus trở nên dễ lây nhiễm hơn và có nhiều khả năng "né" các phản ứng miễn dịch hơn.

Sự tiến hóa của virus nhanh đến mức biến chủng Delta, hiện đang thống trị thế giới, có khả năng lây truyền gần gấp 2 lần so với virus lần đầu bị phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Những điều đó có nghĩa là thế giới không nên thảo luận đến khả năng miễn dịch cộng đồng nữa và bắt đầu tránh sử dụng thuật ngữ đó đối với SARS-CoV-2, vì dường như điều đó sẽ không thành hiện thực - hoặc không có khả năng thành hiện thực.

Khi các chính trị gia và giới chuyên gia khác nói về khả năng miễn dịch cộng đồng, họ đang có quan niệm sai lầm rằng, các công cụ hiện tại mà con người có là đủ để loại bỏ virus hoàn toàn. Nhưng thực tế có thể không phải vậy.

Thay vào đó, có thể mọi người phải nói về cách "sống chung với virus". Thành công từ vắc xin Covid-19 cho phép thế giới có thể sống chung với virus nếu không đạt ngưỡng miễn dịch cộng đồng.

Theo The Conversation, nếu tiếp tục để mọi người tin sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng, điều đó sẽ kéo theo nhiều mối nguy hiểm.

Thứ nhất, nó có thể làm giảm niềm tin vào vắc xin. Ngay cả khi Nam Phi đạt được mục tiêu 67% dân số tiêm vắc xin - như Bộ Y tế nước này đề ra - vẫn có nguy cơ bùng phát Covid-19. Kết quả là mọi người bắt đầu nghi ngờ về lợi ích của việc tiêm chủng. Ngoài ra, biến chủng Delta có nguy cơ đẩy ngưỡng miễn dịch cộng đồng lên 80%, thậm chí có khả năng là gần 90.

Thứ hai, nếu không chấp nhận sống chung với Covid-19, có nghĩa là các quốc gia như Nam Phi sẽ tiếp tục tin rằng, những hạn chế đang áp dụng sẽ giúp họ đạt được miễn dịch cộng đồng. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên nhiều phương diện - bao gồm cả giáo dục và sinh kế.

Cần học cách sống chung với virus?

Không quốc gia nào sẽ đóng cửa biên giới vĩnh viễn. Việc mở cửa có nghĩa là dân số toàn cầu cần đạt cùng một ngưỡng tương tự trong cùng một khoảng thời gian. Nhưng hiện tại, chỉ khoảng 1% dân số ở các nước thu nhập thấp đã được tiêm vắc xin. Và tính trên toàn cầu, con số này là 27%.

Còn có thêm một thách thức nữa mang tên biến chủng Delta. Vì vậy, giải pháp bền vững có thể là học cách sống chung với virus.

Điều đó đòi hỏi các nước phải đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin cao càng nhanh càng tốt, đặc biệt là ở người trưởng thành và những người có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nặng và tử vong. Khi đó, đơn giản là mọi người phải chấp nhận kịch bản SARS-CoV-2 sẽ giống như một trong nhiều loại virus khác gây bệnh đường hô hấp mỗi ngày, thường là nhiễm trùng nhẹ và ít ca nhiễm nặng. Nhưng vấn đề đặt ra là vẫn sẽ có người tử vong vì Covid-19 dù con số sẽ không kinh hoàng như đã thấy trong 18 tháng qua.

Kinh nghiệm mở cửa của Anh là nơi các nước nên hướng tới. Gần 85% người trưởng thành ở Anh đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin, do đó họ có thể loại bỏ hầu hết tất cả các hạn chế.

Anh cũng đang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng lên do biến chủng Delta, nhưng họ đã cho thấy những thay đổi rất lớn khi nói đến việc nhập viện và tử vong: 97% những người phải nhập viện và tử vong vì Covid-19 ở Anh đều là những người chưa tiêm chủng.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm