1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

“Nắn gân” Trung Quốc, Nhật Bản lần đầu đưa thiết giáp ra nước ngoài tập trận

(Dân trí) - Nhật Bản lần đầu tiên kích hoạt đơn vị lính thủy đánh bộ và đưa các phương tiện bọc thép ra nước ngoài tập trận từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai nhằm “nắn gân” Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông.

“Nắn gân” Trung Quốc, Nhật Bản lần đầu đưa thiết giáp ra nước ngoài tập trận

Nhật Bản hồi tháng 3 đã thành lập Lữ đoàn Tấn công Đổ bộ Tác chiến nhanh, đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhằm tăng cường năng lực phòng vệ trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại biển Hoa Đông - nơi Bắc Kinh và Tokyo có tranh chấp chủ quyền với một số đảo. Trong tháng này, các binh sĩ thuộc Lữ đoàn Tấn công Đổ bộ Tác chiến nhanh và các phương tiện bọc thép Nhật Bản đã tham gia cuộc tập trận Kamandag tại Philippines.

Tập trận Kamandag, hay còn gọi là “Sự hợp tác của Chiến binh biển cả”, thông thường là cuộc tập trận song phương giữa Mỹ và Philippines. Năm nay cuộc tập trận này diễn ra từ ngày 2-11/10, đánh dấu lần đầu tiên xe thiết giáp Nhật Bản lăn bánh ở nước ngoài kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Một số hình ảnh về cuộc tập trận chung Kamandag giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines:

Lính thủy đánh bộ và xe thiết giáp Nhật Bản tham gia nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong cuộc tập trận Kamandag tại Philippines ngày 6/10.
Lính thủy đánh bộ và xe thiết giáp Nhật Bản tham gia nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa trong cuộc tập trận Kamandag tại Philippines ngày 6/10.

“Các lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản thường chỉ hoạt động tại Nhật Bản. Việc họ đưa lực lượng ra nước ngoài và tham gia cùng chúng tôi cũng như các lực lượng hải quân và lính thủy đánh bộ Philippines hiện nay là bước tiến rất lớn”, Patrick German, sĩ quan chỉ huy tàu tấn công đổ bộ USS Ashland Mỹ, cho biết.
“Các lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản thường chỉ hoạt động tại Nhật Bản. Việc họ đưa lực lượng ra nước ngoài và tham gia cùng chúng tôi cũng như các lực lượng hải quân và lính thủy đánh bộ Philippines hiện nay là bước tiến rất lớn”, Patrick German, sĩ quan chỉ huy tàu tấn công đổ bộ USS Ashland Mỹ, cho biết.

Các binh sĩ Nhật Bản quan sát xe thiết giáp tấn công đổ bộ quay trở lại bên trong tàu đổ bộ USS Ashland trong cuộc tập trận Kamandag.
Các binh sĩ Nhật Bản quan sát xe thiết giáp tấn công đổ bộ quay trở lại bên trong tàu đổ bộ USS Ashland trong cuộc tập trận Kamandag.

Tướng Chris McPhillips, Chỉ huy Lữ đoàn Viễn chinh Lính thủy đánh bộ số 3 đồng thời là chỉ huy lực lượng Mỹ tham gia tập trận, cho biết Mỹ muốn giúp Nhật Bản phát triển đơn vị lính thủy đánh bộ và cuộc tập trận sẽ giúp cải thiện khả năng phối hợp tác chiến của lực lượng quân sự hai nước trong trường hợp khẩn cấp.
Tướng Chris McPhillips, Chỉ huy Lữ đoàn Viễn chinh Lính thủy đánh bộ số 3 đồng thời là chỉ huy lực lượng Mỹ tham gia tập trận, cho biết Mỹ muốn giúp Nhật Bản phát triển đơn vị lính thủy đánh bộ và cuộc tập trận sẽ giúp cải thiện khả năng phối hợp tác chiến của lực lượng quân sự hai nước trong trường hợp khẩn cấp.

Theo chỉ huy trung đội tấn công đổ bộ thuộc Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ Trung úy Ross Ochs, các lực lượng Nhật Bản tập trung nhiều hơn vào các hoạt động đổ bộ và cứu trợ nhân đạo khi tham gia tập trận cùng lực lượng Mỹ và Philippines.
Theo chỉ huy trung đội tấn công đổ bộ thuộc Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ Trung úy Ross Ochs, các lực lượng Nhật Bản tập trung nhiều hơn vào các hoạt động đổ bộ và cứu trợ nhân đạo khi tham gia tập trận cùng lực lượng Mỹ và Philippines.

Cuộc tập trận Kamandag đánh dấu lần đầu tiên một tàu hải quân Mỹ tập trận tấn công đổ bộ với đơn vị lính thủy đánh bộ mới thành lập của Nhật Bản. Nhật Bản cho biết Lữ đoàn Tấn công Đổ bộ Tác chiến nhanh sẽ tiến hành thêm các cuộc tập trận hải quân khác trong năm nay.
Cuộc tập trận Kamandag đánh dấu lần đầu tiên một tàu hải quân Mỹ tập trận tấn công đổ bộ với đơn vị lính thủy đánh bộ mới thành lập của Nhật Bản. Nhật Bản cho biết Lữ đoàn Tấn công Đổ bộ Tác chiến nhanh sẽ tiến hành thêm các cuộc tập trận hải quân khác trong năm nay.

Lữ đoàn Tấn công Đổ bộ Tác chiến nhanh của Nhật Bản hiện có khoảng 2.000 binh sĩ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Đơn vị này được huấn luyện để bảo vệ các đảo của Nhật Bản ở biển Hoa Đông - nơi có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Lữ đoàn Tấn công Đổ bộ Tác chiến nhanh của Nhật Bản hiện có khoảng 2.000 binh sĩ và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên. Đơn vị này được huấn luyện để bảo vệ các đảo của Nhật Bản ở biển Hoa Đông - nơi có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomohiro Yamamoto cho biết việc bảo vệ các đảo của Nhật Bản đã trở thành sứ mệnh quan trọng xét đến bối cảnh an ninh ngày càng phức tạp hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tomohiro Yamamoto cho biết việc bảo vệ các đảo của Nhật Bản đã trở thành sứ mệnh quan trọng xét đến bối cảnh an ninh ngày càng phức tạp hiện nay.

Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành nhiều biện pháp để tăng cường sức mạnh quân đội, mở rộng ngân sách và bổ sung thêm các đơn vị mới. Các tàu chiến Nhật Bản gần đây đã tập trận tại Ấn Độ Dương và tàu ngầm Nhật Bản lần đầu tập trận ở Biển Đông trong tháng 9.
Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành nhiều biện pháp để tăng cường sức mạnh quân đội, mở rộng ngân sách và bổ sung thêm các đơn vị mới. Các tàu chiến Nhật Bản gần đây đã tập trận tại Ấn Độ Dương và tàu ngầm Nhật Bản lần đầu tập trận ở Biển Đông trong tháng 9.

Nhiều ý kiến lo ngại Nhật Bản có nguy cơ đi ngược lại với hiến pháp hòa bình của nước này khi đẩy mạnh phát triển quân đội, đặc biệt sự hiện diện của một lữ đoàn tấn công đổ bộ có thể thay đổi tính chất của lực lượng quân sự và đe dọa các nước lân cận.
Nhiều ý kiến lo ngại Nhật Bản có nguy cơ đi ngược lại với hiến pháp hòa bình của nước này khi đẩy mạnh phát triển quân đội, đặc biệt sự hiện diện của một lữ đoàn tấn công đổ bộ có thể thay đổi tính chất của lực lượng quân sự và đe dọa các nước lân cận.

Thành Đạt

Ảnh: US Navy