1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Mỹ-Nhật "dằn mặt" Trung Quốc

Đô đốc Mỹ nói thẳng sẽ có hành động khi xảy ra tình huống bất ngờ gần Senkaku, còn Nhật Bản chỉ rõ nguy cơ từ phía Trung Quốc.

Mỹ vừa đấm vừa xoa

Ngày 21/7, tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Scott Swift tuyên bố nếu nhận được chỉ thị từ Tổng thống Mỹ, hạm đội này sẵn sàng hành động trong trường hợp xảy ra tình huống bất ngờ gần quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.

Phát biểu được ông Swift đưa ra khi có mặt ở Tokyo, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 3 quốc gia châu Á của ông trên cương vị tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ.

Ông Swift nhậm chức tân Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương hồi cuối tháng 5 vừa qua. Trước khi tới Nhật Bản, vị Đô đốc này đã tới thăm Philippines và Hàn Quốc.

Đô đốc S. Swift phát biểu trước báo giới tại Tokyo hôm 21/7
Đô đốc S. Swift phát biểu trước báo giới tại Tokyo hôm 21/7

Trả lời báo giới tại Tokyo khi được hỏi Mỹ sẽ phản ứng như thế nào nếu xảy ra một vụ va chạm giữa các tàu của Nhật Bản và Trung Quốc gần quần đảo Senkaku, ông Swift nói: "Chúng tôi sẵn sàng hành động nếu tổng thống Mỹ yêu cầu. Tôi rất hài lòng với sự sẵn sàng của Hạm đội Thái Bình Dương".

Tháng 4/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obam tuyên bố quần đảo Senkaku nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh song phương, trong đó quy định Mỹ phải bảo vệ Nhật Bản khi xảy ra một tình huống bất ngờ.

Tuy nhiên, Đô đốc Swift cũng nêu bật tầm quan trọng của việc theo đuổi các giải pháp ngoại giao cho những vụ xung đột như vậy từ cách tiếp cận đa phương. Nhân dịp này, chỉ huy của hạm đội hùng mạnh nằm “sát nách” Trung Quốc đã phát đi một thông điệp hòa giải khi khẳng định Washington và Bắc Kinh có nhiều điểm tương đồng hơn là bất đồng, song cũng không quên nhấn mạnh hoạt động xây dựng trái phép của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Hành động thực tế

Bên cạnh những tuyên bố “vừa đấm vừa xoa”, Đô đốc Scott Swift khi có mặt ở Seoul hôm 20/7 xác nhận ông đã tham gia chuyến bay dài 7 giờ đồng hồ hôm 18/7 trên máy bay trinh sát Boeing P-8, trong một chuyến bay giám sát Biển Đông được ông mô tả là "thường lệ".

Đô đốc S. Swift phát biểu trước báo giới tại Tokyo hôm 21/7
Ảnh do Hải quân Mỹ công bố cho thấy Đô đốc S. Swift trên chuyến bay trinh sát trên Biển Đông hôm 18/7

Tuyên bố của ông Swift đáng chú ý bởi hồi tháng 5/2015, một bay trinh sát Beoing P-8 của Mỹ cất cánh từ Philippines cùng một đoàn phóng viên của đài CNN cũng đã bay lượn phía trên các khu vực mà Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên Biển Đông

Bất chấp việc Bắc Kinh lên án hoạt động của máy bay Mỹ là hành động “vô trách nhiệm và nguy hiểm”, Đô đốc Swift nói rằng chuyến bay của ông, cũng như chuyến bay có các phóng viên của đài CNN trước đó, là một chuyến bay "thường lệ".
 
Đô đốc Swift nói: “Chúng tôi đã triển khai lực lượng trên khắp khu vực để chứng tỏ cam kết bảo vệ tự do hàng hải của phía Mỹ” và cho biết sự có mặt của ông trên chuyến bay cho phép ông trực tiếp đánh giá các khả năng hoạt động của hạm đội do ông chỉ huy. Đô đốc Swift mô tả những sự liên lạc với Trung Quốc ngoài biển là “tích cực và bài bản”, có thể nói là đã “bình thường hóa”.
 
Giới phân tích đánh giá Mỹ đã chuyển từ lời nói sang hành động và việc ông Scott Swift tham gia chuyến bay trinh sát trên Biển Đông thể hiện mức độ đối đầu mới giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tàu sân bay George Washington thuộc Hạm đội 7 của Mỹ
Tàu sân bay George Washington thuộc Hạm đội 7 của Mỹ

Theo đó, hành động của Mỹ sẽ khiến Trung quốc hiểu rằng nếu Trung Quốc có tham vọng đối với khu vực tranh chấp và cố gắng giải quyết vấn đề bằng vũ lực, thì Mỹ sẽ sử dụng lực lượng quân sự chống lại Trung Quốc.

Do vậy, Trung Quốc sẽ không tiến hành hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, hay thậm chí không tính đến hành động vi phạm luật pháp quốc tế, liên quan đến việc tiêu diệt máy bay hoặc bất kỳ thiết bị bay khác trong vùng tranh chấp. Bởi Mỹ luôn luôn có thể coi đó là hành động gây hấn từ phía Trung Quốc.

Nhật Bản chỉ đích danh

Cũng trong ngày 21/7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố Sách Trắng cho biết nước này đang yêu cầu Trung Quốc ngừng hoạt động xây dựng một trạm nổi ngoài khơi mới, qua đó có thể được tận dụng cho các mục đích quân sự ở gần đường phân định ranh giới giữa bờ biển của Trung Quốc với bờ biển của Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Theo sách trắng thường niên "Quốc phòng Nhật Bản năm 2015" này, Nhật Bản đã xác nhận về hoạt động xây dựng trạm nổi mới của Trung Quốc cùng nhiều trạm nổi khác đang tồn tại, có thể nhằm khai thác khí đốt tự nhiên từ tháng 6/2013.

Chiến hạm JDS Hiei (DDH 142) và JDS Kongo (DDG 173) của Nhật Bản
Chiến hạm JDS Hiei (DDH 142) và JDS Kongo (DDG 173) của Nhật Bản

Đáng chú ý, Sách Trắng này được Nội các Nhật Bản thông qua sau khi đã sửa đổi để đề cập trực diện hành động trên của Trung Quốc vốn có thể củng cố sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với những hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản và lực lượng Mỹ ở biển Hoa Đông.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Gen Nakatani phát biểu tại phiên họp của Hạ viện hôm 10/7 rằng Trung Quốc "có thể triển khai một hệ thống radar ở trạm nổi trên và lợi dụng nó làm một căn cứ điều hành các máy bay trực thăng và máy bay không người lái thực hiện các nhiệm vụ tuần tra" trên biển Hoa Đông.

Sách Trắng Nhật Bản cũng đề cập tới những quan ngại của quốc tế về việc Trung Quốc cải tạo "gấp rút" và "quy mô lớn" đối với 7 bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa với âm mưu hòng ép thay đổi hiện trạng và thúc đẩy tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông.

 
   Theo Minh Long
Đất Việt
 
Đô đốc S. Swift phát biểu trước báo giới tại Tokyo hôm 21/7

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm