1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

"Mỹ không thể bắt kịp tốc độ phát triển tàu ngầm của Nga"

(Dân trí) - Nga đang triển khai một số lượng lớn tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công, với tầm hoạt động và khả năng tác chiến mạnh nhất trong vòng 20 năm qua, có thể nói “một chín một mười” với thời chiến tranh Lạnh, Đô đốc Mark Ferguson, tư lệnh Lực lượng hải quân Mỹ tại Châu Âu cho biết.

Hoạt động tàu ngầm của Nga ngang thời chiến tranh Lạnh

Nga đang triển khai một số lượng lớn tên lửa đạn đạo và tàu ngầm tấn công, với tầm hoạt động và khả năng tác chiến mạnh nhất trong vòng 20 năm qua, có thể nói “một chín một mười” với thời chiến tranh Lạnh, Đô đốc Mark Ferguson, tư lệnh Lực lượng hải quân Mỹ tại Châu Âu cho biết.

tau-borei-1460776281142

Tàu ngầm lớp Borei của Nga (Ảnh: Military-Today)

Trả lời phỏng vấn mới đây, Đô đốc Mark Ferguson cho biết việc Nga phát triển mạnh hệ thống tàu ngầm như vậy phản ánh một quan điểm chiến lược đáng báo động.

“NATO được coi là mối đe dọa hiện hữu với Nga. Trong thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh, việc NATO mở rộng phạm vi hoạt động về phía đông tới các khu vực sát sườn Nga, cùng với đó là khả năng quân sự của NATO khiến NATO trở thành mối đe dọa cảm tính trong tiềm thức của Nga”, Đô đốc Ferguson nói thêm.

Được biết, Nga đang triển khai những loại tàu ngầm mới khiến lực lượng hải quân Mỹ phải dò tìm vất vả hơn và tốn kém hàng tỷ USD đầu tư trang thiết bị. Tàu ngầm mới của Nga chạy êm hơn, được trang bị vũ khí tốt hơn và có phạm vi hoạt động rộng hơn.

“Những chiếc tàu ngầm của Nga mà chúng ta đang thấy hiện nay có khả năng tàng hình hơn rất nhiều”, Đô đốc Ferguson nhận định. “Chúng ta cũng thấy họ (Nga) trang bị hệ thống vũ khí tối tân hơn, ngoài ra hệ thống tên lửa của họ có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền từ một phạm vi rất xa, chưa kể đến khả năng tác chiến ngày càng tinh nhuệ khi họ mở rộng phạm vi hoạt động tại các vùng biển xa nhà”, ông Ferguson nói thêm.

Cũng theo ông Ferguson, Moscow làm vậy để tăng khả năng sẵn sàng tác chiến của lực lượng hải quân.

Theo thống kê, Hải quân Mỹ hiện nay có 53 tàu ngầm. Tuy nhiên do không sử dụng đến, cũng như phụ thuộc vào quyết định về ngân sách nên ông Ferguson nói rằng số lượng tàu ngầm sẽ giảm chỉ còn 41 chiếc tính đến cuối những năm 2020.

“Chúng ta không thể giám sát 100% hoạt động của tàu ngầm Nga hiện nay”, Đô đốc về hưu James Stavridis, cựu chỉ huy lực lượng tối cao NATO, chia sẻ với CNN. “Tàu ngầm tấn công của chúng ta tốt hơn, nhưng không hoạt động thường xuyên. Có thể nói, tàu ngầm của Nga đang đặt ra mối đe dọa với các đội tàu sân bay của Mỹ”.

Việc Nga đẩy mạnh triển khai tàu ngầm là một phần trong kế hoạch nâng cao hoạt động quân sự của nước này.

Nga đã mở rộng hoặc nâng cấp 12 căn cứ hải quân dọc vành đai Bắc Cực, từ đó tăng khả năng triển khai nhiều tàu ngầm qua khoảng trống Greenland-Iceland-Anh để vào Đại Tây Dương, đồng thời tiếp cận vùng biển của Mỹ và NATO gần hơn.

Nga cũng điều 6 tàu ngầm tới biển Đen gần đây, giúp Nga vươn dài cánh tay ra khu vực Địa Trung Hải. Moscow cũng bổ sung thêm nhiều loại tàu ngầm mới được trang bị vũ khí mạnh hơn.

Để đối phó với sự phát triển mạnh mẽ của tàu ngầm Nga, Mỹ cùng các đồng minh NATO đang tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm và triển khai các hệ thống vũ khí mới , bao gồm máy bay trinh sát P8 Poseidon.

Thành Đạt