1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Malaysia: Chốn "địa ngục" của công nhân nhập cư

Trên đường phố của Malaysia giờ đây, bất kỳ ai có vẻ ngoài giống như người ngoại quốc châu Á sẽ có thể bị giữ lại để hỏi giấy tờ và khám xét.

Lúc này đang là buổi đêm, Kang Long đứng bên cửa sổ canh cho các bạn của anh ngủ. Căn phòng thật sự chật hẹp nhưng đó là chỗ ở của tận 10 người. Anh cho biết họ thường xuyên hoảng sợ, nhất là vào buổi tối, sẽ luôn luôn có những vụ bắt bớ. Anh rất lo lắng cho vợ và con mình, thậm chí anh đã nghĩ đến việc chuyển đến sống trong rừng.

 

KangLong năm nay 43 tuổi, là một người tị nạn từ Myanmar. Anh đến đây gia nhập đội quân lao động 3 triệu người làm việc trong các nông trại, nhà máy, công trình xây dựng và các ngành công nghiệp phụ trợ ở đất nước Đông Nam Á đang ngày một lớn mạnh này. Khoảng một nửa trong số này là công nhân được tuyển dụng bất hợp pháp.

 

Cũng giống như các công nhân nước ngoài ở bất cứ đâu, họ bị người bản xứ và các nhà chính trị phân biệt đối xử. Họ trở thành mục tiêu của các cuộc bắt bớ, hành hạ về thế xác và tinh thần, cầm tù và trục xuất.

 

Đây là một phần trong chiến dịch có tên Rela của chính phủ bắt đầu năm 2005 để ngăn chặn làn sóng nhập cự bất hợp pháp. Lực lượng này được trang bị vũ khí và có quyền xâm nhập vào bất cứ ngôi nhà nào và khám xét bất kỳ ai. Theo số liệu của tổ chức công bố, một đêm họ thực hiện từ 30 đến 40 cuộc khám xét.

 

Theo buộc tội của một số nạn nhân, các nhân viên của tổ chức này không chỉ khám xét, mà còn đánh đập hành hạ họ, cướp tiền, điện thoại di động, nữ trang quý trước khi còng tay và tống họ vào trại tập trung cho người tị nạn bất hợp pháp. Không chỉ có vậy, họ còn tiêu hủy giấy tờ hợp pháp của nạn nhân để hợp lý hóa hành động của họ.

 

Tuy nhiên đại diện của Rela bác bỏ những lời buộc tội trên và viện lý do an ninh của Malaysia đang bị đe dọa và những hành động như trên là cần thiết.

 

Sau khi bị bắt, những người tị nạn sẽ bị đưa lên biên giới, nơi bọn buôn người đã chờ sẵn. Nếu họ có thể trả số tiền khoảng 450 USD, bọn buôn người sẽ trả họ về thủ đô Kuala Lumpur nơi họ lại tiếp tục bị hành hạ và bắt bớ. Còn nếu không họ sẽ trở thành nô lệ cho các tàu đánh cá hay làm nô lệ tình dục. Họ không còn con đường để trở về.

 

Có khi người bị bắt làm nô lệ gọi được điện thoại về kêu cứu, nhưng tất cả những gì người ở lại có thể làm là cẩn thận hơn và cố gắng dành dụm chút tiền với hi vọng một ngày chuộc được người thân của mình về.

 

Người tị nạn đang chuyển đến sống tại các khu rừng ngày một nhiều trước tình hình bắt bớ của nhóm Rela, thế nhưng ngay cả ở đây họ cũng không thể thoát được. Họ vẫn bị bắt bớ và nhà cửa bị thiêu rụi.

 

Bất chấp sự phản đối dâng cao, số lượng của Rela ngày càng tăng lên tỷ lệ thuận với các hành vi bắt bớ và hành hạ những người nhập cư.

 

Thành viên thuộc nhóm Rela sẽ dừng bất kỳ ai có vẻ ngoài giống như người ngoại quốc châu Á để hỏi giấy tờ và khám xét. Phần lớn công nhân nhập cư đến từ Indonesia, số còn lại đến từ India, Nepal, Việt Nam và Myanmar.

 

Theo thông tin từ chính phủ Indonesia, gần đây nhóm Rela đã bắt giữ một sinh viên Indonesia và một nhà ngoại giao Indonesia ngay cả khi họ đã trình đủ giấy tờ hợp pháp. Ngoài ra bất kỳ sự tụ tập nào với số lượng 4 người trở lên nào tại Malaysia sẽ đều phải được phép của cảnh sát.

 

Theo Ngọc Diệp

CafeF.vn /IHT