1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Hành trình băng qua Thái Bình Dương của tàu sân bay Mỹ trên đường tới Việt Nam

(Dân trí) - Trước khi đến Đà Nẵng, Việt Nam trong chuyến thăm từ ngày 5/3, nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Carl Vinson dẫn đầu đã băng qua Thái Bình Dương để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Hành trình băng qua Thái Bình Dương của tàu sân bay Mỹ trên đường tới Việt Nam - 1

Tàu sân bay lớp Nimitz USS Carl Vinson thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG) 1 của Mỹ. Ngoài tàu sân bay, CSG 1 thường bao gồm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Wayne E Meyerv và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain.

Tàu sân bay USS Carl Vinson được đặt theo tên của nghị sĩ Carl Vinson (1883-1981), người có công lớn với nền Hải quân Mỹ. Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Với độ dài trung bình vào khoảng 333 m (bằng khoảng 3 sân bóng đá theo chuẩn quốc tế) và lượng giãn nước hơn 100.000 tấn, các tàu thuộc lớp Nimitz được ghi nhận là các tàu sân bay có kích thước lớn hàng đầu thế giới.

Hành trình băng qua Thái Bình Dương của tàu sân bay Mỹ trên đường tới Việt Nam - 2

Tàu sân bay USS Carl Vinson bắt đầu được chế tạo từ năm 1975 tại nhà máy đóng tàu Newport News ở bang Virginia, Mỹ. USS Carl Vinson chính thức vào biên chế Hải quân Mỹ vào ngày 26/2/1982. Nhờ sự bọc lót, công thủ toàn diện của nhóm tàu mà tàu sân bay USS Carl Vinson đươc mệnh danh là một trong những “pháo đài không thể đánh chìm”, niềm tự hào của Hải quân Mỹ.

Được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam, nhóm tác chiến CSG-1 gồm tàu sân bay tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champain, tàu khu trục USS Wayne Emeyer sẽ thăm hữu nghị thành phố Đà Nẵng từ ngày 5/3-9/3. Trước khi tới Việt Nam, nhóm CSG-1 đã băng qua Thái Bình Dương thực hiện các chuyến thăm hữu nghị và làm nhiệm vụ tuần tra đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trong khu vực.

Theo hãng tin Kyodo News, ngày 7/1, nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Carl Vinson đã bắt đầu hành trình tới Tây Thái Bình Dương, đánh dấu lần thứ 2 nhóm tàu này hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Theo hãng tin Kyodo News, ngày 7/1, nhóm tác chiến do tàu sân bay USS Carl Vinson đã bắt đầu hành trình tới Tây Thái Bình Dương, đánh dấu lần thứ 2 nhóm tàu này hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Trong lịch trình di chuyển, tàu đã băng qua Thái Bình Dương thực hiện một số nhiệm vụ.

Trong lịch trình di chuyển, tàu đã băng qua Thái Bình Dương thực hiện một số nhiệm vụ.


Ngày 23/1, tàu đã thực hiện tập trận thường quy với tàu đổ bộ tấn công số 1 thế giới USS America (LHA 6).

Ngày 23/1, tàu đã thực hiện tập trận thường quy với tàu đổ bộ tấn công số 1 thế giới USS America (LHA 6).

Ngày 31/1, tàu USS Carl Vinson đã tới thăm căn cứ quân sự trên đảo Guam.
Ngày 31/1, tàu USS Carl Vinson đã tới thăm căn cứ quân sự trên đảo Guam.

Nhóm tác chiến 1 thực hiện các hoạt động thử vũ khí trên Thái Bình Dương.
Nhóm tác chiến 1 thực hiện các hoạt động thử vũ khí trên Thái Bình Dương.

Ngày 16/2, tàu USS Carl Vinson cùng với tàu USS Wayne E Meyer đã cập cảng Manila, Philippines. Khoảng 5.500 thủy thủ đã tham gia chuyến thăm lần này.
Ngày 16/2, tàu USS Carl Vinson cùng với tàu USS Wayne E Meyer đã cập cảng Manila, Philippines. Khoảng 5.500 thủy thủ đã tham gia chuyến thăm lần này.

Ngày 21/2, tàu USS Wayne E. Meyer đã tới thăm căn cứ Kota Kinabalu, Malaysia.
Ngày 21/2, tàu USS Wayne E. Meyer đã tới thăm căn cứ Kota Kinabalu, Malaysia.

Các thủy thủ rửa mặt sàn tàu trên Biển Đông.
Các thủy thủ rửa mặt sàn tàu trên Biển Đông.

Trực thăng MH-60R Sea Hawk chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay.
Trực thăng MH-60R Sea Hawk chuẩn bị hạ cánh trên tàu sân bay.

Các thủy thủ điều hướng máy bay trong nhiệm vụ thực hiện trên Biển Đông.
Các thủy thủ điều hướng máy bay trong nhiệm vụ thực hiện trên Biển Đông.

Thủy thủ mang các vũ khí tới lắp đặt lên các máy bay chiến đấu.
Thủy thủ mang các vũ khí tới lắp đặt lên các máy bay chiến đấu.

Nhóm phi công chiến đấu Bounty Hunters (kẻ săn phần thưởng) lắng nghe chỉ huy trên boong tàu.
Nhóm phi công chiến đấu Bounty Hunters (kẻ săn phần thưởng) lắng nghe chỉ huy trên boong tàu.

Các thủy thủ làm nhiệm vụ trên boong tàu.
Các thủy thủ làm nhiệm vụ trên boong tàu.

Đức Hoàng

Ảnh: Hải quân Mỹ