1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Những điểm đặc biệt của tàu sân bay Mỹ sắp thăm Việt Nam

(Dân trí) - Được đặt theo tên một nghị sĩ Mỹ, mang biểu tượng của chim đại bàng hay từng là bối cảnh trong một bộ phim là những điểm nhấn thú vị của tàu sân bay USS Carl Vinson thuộc Hải quân Mỹ.

Tàu sân bay USS Carl Vinson được đặt theo tên của nghị sĩ Carl Vinson (1883-1981). Với 50 năm công tác, ông là nghị sĩ có thời gian làm việc lâu nhất tại Hạ viện Mỹ. Trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Quân vụ và Các vấn đề Hải quân của Hạ viện, ông Vinson đã bảo trợ cho đạo luật Vinson-Trammel, cho phép đóng mới 92 tàu cỡ lớn và loại bỏ các tàu cũ. (Ảnh: Getty)
Tàu sân bay USS Carl Vinson được đặt theo tên của nghị sĩ Carl Vinson (1883-1981). Với 50 năm công tác, ông là nghị sĩ có thời gian làm việc lâu nhất tại Hạ viện Mỹ. Trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Quân vụ và Các vấn đề Hải quân của Hạ viện, ông Vinson đã bảo trợ cho đạo luật Vinson-Trammel, cho phép đóng mới 92 tàu cỡ lớn và loại bỏ các tàu cũ. (Ảnh: Getty)

Nghị sĩ Carl Vinson được mệnh danh là “cha đẻ” của đạo luật hải quân “Hai đại dương” (Two-Ocean Navy) với mục tiêu Hải quân Mỹ luôn giữ quyền kiểm soát hai đại dương. Hải quân Mỹ đã tri ân những đóng góp của nghị sĩ Carl Vinson bằng cách lấy tên ông để đặt cho tàu sân bay. (Ảnh: Getty)
Nghị sĩ Carl Vinson được mệnh danh là “cha đẻ” của đạo luật hải quân “Hai đại dương” (Two-Ocean Navy) với mục tiêu Hải quân Mỹ luôn giữ quyền kiểm soát hai đại dương. Hải quân Mỹ đã tri ân những đóng góp của nghị sĩ Carl Vinson bằng cách lấy tên ông để đặt cho tàu sân bay. (Ảnh: Getty)

Tàu sân bay USS Carl Vinson được đặt đóng từ năm 1974 và quá trình chế tạo tàu sân bay này bắt đầu từ ngày 11/10/1975 tại nhà máy đóng tàu Newport News ở bang Virginia, Mỹ. USS Carl Vinson được làm lễ rửa tội vào ngày 15/3/1980 và chuyển cho Hải quân Mỹ vào ngày 26/2/1982. Trong ảnh: Tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động ngoài khơi bờ biển Virginia trong chuyến thử nghiệm trên biển trước khi được biên chế năm 1982. (Ảnh: Getty)
Tàu sân bay USS Carl Vinson được đặt đóng từ năm 1974 và quá trình chế tạo tàu sân bay này bắt đầu từ ngày 11/10/1975 tại nhà máy đóng tàu Newport News ở bang Virginia, Mỹ. USS Carl Vinson được làm lễ rửa tội vào ngày 15/3/1980 và chuyển cho Hải quân Mỹ vào ngày 26/2/1982. Trong ảnh: Tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động ngoài khơi bờ biển Virginia trong chuyến thử nghiệm trên biển trước khi được biên chế năm 1982. (Ảnh: Getty)

USS Carl Vinson là một trong 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của lớp Nimitz. Đây từng là những tàu chiến lớn nhất được đóng và hoạt động trong Hải quân Mỹ cho tới khi các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford được hoàn thiện. Trong ảnh: Trực thăng MH-60R Sea Hawk đậu trên boong tàu sân bay USS Carl Vinson trên Thái Bình Dương ngày 30/1/2014. (Ảnh: Stocktrek Images)
USS Carl Vinson là một trong 10 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của lớp Nimitz. Đây từng là những tàu chiến lớn nhất được đóng và hoạt động trong Hải quân Mỹ cho tới khi các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford được hoàn thiện. Trong ảnh: Trực thăng MH-60R Sea Hawk đậu trên boong tàu sân bay USS Carl Vinson trên Thái Bình Dương ngày 30/1/2014. (Ảnh: Stocktrek Images)

Do là tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nên USS Carl Vinson có thể hoạt động lên tới 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Tàu sân bay này cũng có chức năng chống ngầm. Lần duy nhất USS Carl Vinson phải tiếp nhiên liệu là vào tháng 11/2005 khi tàu này trải qua quá trình nâng cấp, hiện đại hóa. (Ảnh: AP)
Do là tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân nên USS Carl Vinson có thể hoạt động lên tới 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Tàu sân bay này cũng có chức năng chống ngầm. Lần duy nhất USS Carl Vinson phải tiếp nhiên liệu là vào tháng 11/2005 khi tàu này trải qua quá trình nâng cấp, hiện đại hóa. (Ảnh: AP)

Tốc độ di chuyển của tàu USS Carl Vinson khoảng 30 hải lý/giờ. Đây là một trong những tàu sân bay có kích cỡ hàng đầu thế giới. (Ảnh: AP)
Tốc độ di chuyển của tàu USS Carl Vinson khoảng 30 hải lý/giờ. Đây là một trong những tàu sân bay có kích cỡ hàng đầu thế giới. (Ảnh: AP)

Tàu có chiều dài khoảng 332,84m (bằng khoảng 3 sân bóng đá), chiều rộng khoảng 76,81m và chiều cao khoảng 12,5m. Lượng giãn nước của tàu hơn 100.000 tấn. (Ảnh: Getty)
Tàu có chiều dài khoảng 332,84m (bằng khoảng 3 sân bóng đá), chiều rộng khoảng 76,81m và chiều cao khoảng 12,5m. Lượng giãn nước của tàu hơn 100.000 tấn. (Ảnh: Getty)

Biểu tượng của USS Carl Vinson là chim đại bàng với hai cánh sải rộng và ngậm một biểu ngữ ở miệng với dòng chữ Latinh “Vis Per Mare” có nghĩa là “Sức mạnh của Biển cả”. Nhờ biểu tượng này, USS Carl Vinson còn mang biệt danh “Đại bàng vàng” của Hải quân Mỹ. (Ảnh: AFP)
Biểu tượng của USS Carl Vinson là chim đại bàng với hai cánh sải rộng và ngậm một biểu ngữ ở miệng với dòng chữ Latinh “Vis Per Mare” có nghĩa là “Sức mạnh của Biển cả”. Nhờ biểu tượng này, USS Carl Vinson còn mang biệt danh “Đại bàng vàng” của Hải quân Mỹ. (Ảnh: AFP)

USS Carl Vinson cần khoảng 5.680 người trong thủy thủ đoàn để vận hành đầy đủ tất cả các chức năng của tàu sân bay này. Nhóm nhân sự phục vụ cho phi đội máy bay trên tàu lên tới 2.480 người. (Ảnh: REX)
USS Carl Vinson cần khoảng 5.680 người trong thủy thủ đoàn để vận hành đầy đủ tất cả các chức năng của tàu sân bay này. Nhóm nhân sự phục vụ cho phi đội máy bay trên tàu lên tới 2.480 người. (Ảnh: REX)

USS Carl Vinson từng được chọn làm bối cảnh cho bộ phim “Behind Enemy Lines” (Dưới phòng tuyến kẻ thù) do hai ngôi sao Owen Wilson và Gene Hackman thủ vai các sĩ quan hải quân trên tàu. Toàn bộ cảnh quay ngoại cảnh đều được thực hiện ngay trên tàu, còn cảnh quay phía trong được thực hiện trên một con tàu khác. Trong ảnh: Đạo diễn John Moore chuẩn bị cảnh quay trên tàu sân bay. (Ảnh: REX)
USS Carl Vinson từng được chọn làm bối cảnh cho bộ phim “Behind Enemy Lines” (Dưới phòng tuyến kẻ thù) do hai ngôi sao Owen Wilson và Gene Hackman thủ vai các sĩ quan hải quân trên tàu. Toàn bộ cảnh quay ngoại cảnh đều được thực hiện ngay trên tàu, còn cảnh quay phía trong được thực hiện trên một con tàu khác. Trong ảnh: Đạo diễn John Moore chuẩn bị cảnh quay trên tàu sân bay. (Ảnh: REX)

USS Carl Vinson là con tàu được dùng để thủy táng thi thể trùm khủng bố Osama Bin Laden sau khi tên này bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt năm 2011. Tàu sân bay này cũng tham gia các chiến dịch chống khủng bố của quân đội Mỹ. (Ảnh: REX)
USS Carl Vinson là con tàu được dùng để thủy táng thi thể trùm khủng bố Osama Bin Laden sau khi tên này bị đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt năm 2011. Tàu sân bay này cũng tham gia các chiến dịch chống khủng bố của quân đội Mỹ. (Ảnh: REX)

Trong chiến dịch ném bom Iraq vào tháng 12/1998, USS Carl Vinson từng được triển khai tới Vịnh Persian và tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ chiến dịch Cáo Sa mạc. Phi đội máy bay chiến đấu của USS Carl Vinson đã nhắm mục tiêu tới 50 vị trí ở phía nam Iraq và tiến hành các cuộc tấn công. (Ảnh: US Navy)
Trong chiến dịch ném bom Iraq vào tháng 12/1998, USS Carl Vinson từng được triển khai tới Vịnh Persian và tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ chiến dịch Cáo Sa mạc. Phi đội máy bay chiến đấu của USS Carl Vinson đã nhắm mục tiêu tới 50 vị trí ở phía nam Iraq và tiến hành các cuộc tấn công. (Ảnh: US Navy)

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ, USS Carl Vinson đã tham gia chiến dịch ở Afghanistan - nơi các máy bay trên tàu sân bay này đã thả 3.303 kg đạn dược để hỗ trợ các lực lượng bộ binh. (Ảnh: US Navy)
Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ, USS Carl Vinson đã tham gia chiến dịch ở Afghanistan - nơi các máy bay trên tàu sân bay này đã thả 3.303 kg đạn dược để hỗ trợ các lực lượng bộ binh. (Ảnh: US Navy)

Tháng 2/2017, Hải quân Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson đã tiến hành hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch tuần tra thường kỳ nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực của quân đội Mỹ. (Ảnh: US Navy)
Tháng 2/2017, Hải quân Mỹ thông báo tàu sân bay USS Carl Vinson đã tiến hành hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch tuần tra thường kỳ nhằm đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực của quân đội Mỹ. (Ảnh: US Navy)

Thành Đạt

Theo MSN

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm