1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Gạt bỏ căng thẳng, Nga - Mỹ bắt tay xây trạm không gian trên Mặt Trăng

Nga đã đồng ý tham gia vào một dự án do Cơ quan Vũ trụ Mỹ (NASA) khởi xướng về việc xây dựng trạm không gian Mặt Trăng, một phần trong kế hoạch dài hạn đưa con người lên sao Hỏa.

Đầu năm nay, NASA thông báo đã khởi động chương trình Deep Space Gateway (Cửa ngõ không gian sâu), một dự án nhiều giai đoạn để tiến sâu vào hệ Mặt Trời.

Theo NASA, dự án sẽ xây dựng một phi thuyền có phi hành đoàn trong quỹ đạo Mặt Trăng để làm "cửa ngõ vào không gian sâu và Mặt Trăng".

Ngày 27/9, cơ quan không gian Nga Roscosmos thông báo, thỏa thuận hợp tác đã được ký kết tại hôi nghị hàng không ở Adelaide, Australia.


Các thành viên phi hành đoàn đang làm việc tại Trạm không gian quốc tế ISS. Ảnh: EPA

Các thành viên phi hành đoàn đang làm việc tại Trạm không gian quốc tế ISS. Ảnh: EPA

"Các đối tác có ý định phát triển những tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế nhằm sử dụng sau này, hướng tới việc tạo ra một trạm vũ trụ trong quỹ đạo Mặt Trăng. Roscosmos và NASA đã đồng ý về các tiêu chuẩn cho việc lắp ghép trạm trong tương lai", cơ quan hàng không vũ trụ Nga cho biết trong một tuyên bố.

Ông Igor Komarov, Tổng giám đốc Roscosmos, cho biết, không dưới 5 quốc gia đang xây dựng tên lửa và hệ thống của riêng họ. "Để tránh các vấn đề nảy sinh trong tương lai về hợp tác kỹ thuật, một phần của các tiêu chuẩn phải được thống nhất và có khả năng các quốc gia khác nhau có thể làm việc và đặt chân tới trạm không gian quốc tế", ông Komarov nói.

Ngoài ra, Nga và Mỹ cũng thảo luận về việc sử dụng các tên lửa Proton-M và Angara của Nga để giúp tạo ra cơ sở hạ tầng của phi thuyền Mặt Trăng. Các công trình chính dự kiến sẽ được khởi động vào giữa những năm 2020.

Thăm dò vũ trụ (bao gồm Trạm không gian quốc tế ISS) là một trong số ít lĩnh vực hợp tác quốc tế giữa Nga và Mỹ đã không bị ảnh hưởng bởi căng thẳng hai nước liên quan tới khủng hoảng Ukraine và Syria.

Dự án ISS trị giá 100 tỷ USD được triển khai quay quanh trái đất với tốc độ 28.000km/h từ năm 1998. Tính đến nay, đây là dự án không gian lớn nhất thế giới.

Theo Hà Thu

Tiền phong