1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

"Đường lưỡi bò" của TQ đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Defense News ngày 28/3 dẫn lời ông Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược ngoại giao thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói rằng việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với trên 80% Biển Đông đang đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

(Ảnh minh họa:
(Ảnh minh họa: Wikimedia commons)

Tiến Sĩ Hoàng Anh Tuấn đã đưa ra phát biểu trên tại cuộc hội thảo do Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Quốc phòng Pháp (IRSEM) tổ chức tại Paris, Pháp ngày 23/3.

Theo ông Tuấn, an ninh quốc gia và sự phát triển kinh tế của Việt Nam gắn liền với cuộc tranh chấp đầy rủi ro ở Biển Đông với Trung Quốc, một láng giềng khổng lồ với các chính sách rất khó dự đoán.

"Một cuộc đối đầu ở Biển Đông có thể gây tổn hại nhiều hơn bất kỳ một cuộc chiến, một cuộc đối đầu nào từng xảy ra trong quá khứ", Tiến sĩ Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với trên 80% Biển Đông đang đe dọa 70% vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đường bờ biển dài của Việt Nam đặt ra vấn đề an ninh quốc gia và "an ninh con người", xuất phát từ sự phụ thuộc vào đánh bắt để lấy thực phẩm. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu kinh tế biển chiếm tới 60% GDP vào năm 2025.

"Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ không được tôn trọng, điều đó sẽ làm tổn hại tới nền kinh tế", ông Tuấn nói.

Đối với Việt Nam, an ninh, chủ quyền quốc gia và sự độc lập về kinh tế là những thách an ninh then chốt và có liên quan tới nhau, theo ông Tuấn. "Quốc phòng đòi hỏi rất nhiều tiền", ông Tuấn cho biết, vì vậy cần phải đạt được sự phát triển kinh tế bền vững, thịnh vượng và an ninh lâu dài.

Sau Chiến tranh Triều Tiên và trong Chiến tranh Việt Nam, đã có sự phát triển mạnh về kinh tế tại châu Á. Nhưng nếu có một cuộc xung đột lớn với Trung Quốc, có nhiều lý do để lo ngại, ông Tuấn nhận định.

Tất cả các quốc gia châu Á đều có tâm lý chống Trung Quốc ở mức cao, và "tất cả các nước trong khu vực đề được vũ trang đầy đủ", ông Tuấn cho hay.

Theo ông Tuấn, Trung Quốc là một giềng rất lớn, rất khó chịu và khó đoán. Khi được hỏi rằng liệu Trung Quốc có triển khai một giàn khoan dầu thứ 2 ngoài khơi Việt Nam hay không, ông Tuấn nói: "Rất khó đoán liệu điều đó có xảy ra lần nữa hay không".

Hồi năm 2013, Trung Quốc đã bất ngờ công bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, gây lo ngại cho Nhật và các láng giềng châu Á khác.

Xung đột sẽ ảnh hưởng tới vận tải biển

Tham dự hội thảo, nhiều đại biểu đã đưa ra nhận định rằng nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông, điều đó sẽ ảnh hưởng tới vận tải biển của Liên minh châu Âu, trong đó có Pháp.

Đại sứ Pháp Christian Lechervy, thư ký thường trực về các vấn đề Thái Bình Dương, cho hay rủi ro xung đột ở Biển Đông sẽ lan sang các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Pháp, nước thụ thuộc vào giao thương hàng hải với châu Á. Các yếu tố chiến lược của Pháp cũng gắn với khu vực.

"Sự cơ động của các lực lượng Pháp ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự răn đe hạt nhân của chúng tôi", ông Lechervy nói. "Căng thẳng gia tăng từ tranh chấp lãnh thổ và hàng hải là mối quan ngại đối với chúng tôi và các đồng minh trong khu vực. Chúng tôi hợp tác trong liên minh, đặc biệt là Mỹ và Úc".

Còn bà Marie-Sybille de Vienne, phó giám đốc về quan hệ quốc tế tại Viện Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông tại Pháp, cho rằng Trung Quốc không đối mặt với thách thức quân sự nào lớn trong khực. Theo bà, chi tiêu quân sự của ASEAN rất khiêm tốn. Singapore là một quốc gia công nghệ cao nhưng không thể thách thức Trung Quốc. Trong khi đó tại Nhật Bản, chính phủ đã khiến công chúng lo ngại về các kế hoạch nhằm áp dụng một chính sách quân sự năng động hơn là duy trì lực lượng phòng vệ để bảo vệ quốc gia.

Theo bà Vienne, việc thiếu một thỏa thuận giữa Việt Nam và Philippines ở Biển Đông cũng làm suy yếu bất kỳ cuộc thảo luận nào về một thác thức ngoại giao đối với Trung Quốc.

Việt Nam cũng bị phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc, với giá trị nhập khẩu vào năm 2013 so với năm 2009. Hàng hóa Trung Quốc chiếm 28% hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam và dự kiến sẽ chiếm hơn 50% vào năm 2020, bà Vienne nói. Điều này gây khó khăn trong việc đối phó với Trung Quốc.

Đại sứ Pháp Lechervy cho hay khu vực Thái Bình Dương có ý nghĩa đặc biệt đối với Pháp. "Chúng tôi là một nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí trong khu vực. Việc bán các tàu ngầm và máy bay chiến đấu có liên quan trực tiếp tới Biển Đông, Hoa Đông và Thái Bình Dương".

"Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào ở Hoa Đông cũng gây ảnh hưởng lớn tới các nền kinh tế châu Âu", ông Pierre Journoud, người đứng đầu chương trình của của IRSEM tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho hay.

Việt Nam và Pháp đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược vào tháng 9/2013, "tạo điều kiện để phát triển quan hệ, trong đó có các lĩnh vực an ninh và chính trị", ông Journoud nói. "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về an ninh của Việt trong các tranh chấp nói chung và tranh chấp biển nói riêng".

Theo Đại sứ Lechervy, tăng trưởng kinh tế là nhân tố then chốt đối với sức mạnh quân sự. Nguyên soái Pháp thế kỷ 18 Maurice de Saxe từng nói có 3 điều bạn cần khi chuẩn bị chiến tranh, đó là tiền, tiền và tiền.

An Bình