1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Đức muốn tham gia tập trận ở Biển Đông

Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang ngày càng khẳng định vai trò chiến lược và thu hút sự quan tâm của thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu.

Đức muốn tham gia tập trận ở Biển Đông - 1

Đại sứ Đức tại Australia Thomas Fitschen. Ảnh: Alex Ellinghausen.

Tiếp sau việc công bố chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, Đức vừa bày tỏ mong muốn được tham gia các cuộc tập trận ở Biển Đông. Đây là điều mà Đại sứ Đức tại Australia vừa chia sẻ với giới báo chí.

Tờ The Sydney Morning Herald của Australia dẫn lời Đại sứ Đức tại nước này, ông Thomas Fitschen khẳng định “những thứ mà chúng ta đã cho là đương nhiên trong một thời gian rất dài đang bị thử thách”.

Là một trong những bạn hàng thương mại quan trọng của khu vực với kim ngạch lên đến 700 tỷ AUD mỗi năm, Đức nhận thấy những diễn biến gần đây ở Ấn Độ-Thái Bình Dương “đang ảnh hưởng tới các lợi ích của Đức theo nhiều cách khác nhau” đồng thời, “những diễn biến này đang gióng hồi chuông cảnh báo ở nhiều nơi” trên thế giới.

Trước thực tế này, vào tháng 9 vừa qua, Đức đã ban hành chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của riêng mình. Trong khuôn khổ này, Đức sẽ thể hiện vai trò chủ động của một thành viên Liên minh châu Âu khi tham gia Hội nghị cấp cao Đông Á; mở rộng hợp tác an ninh mạng với Australia, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc....

Đồng thời, Đại sứ Thomas Fitschen cũng cho hay, hải quân Đức có thể sẽ ghé thăm các cảng biển và tham gia các cuộc tập trận ở Biển Đông.

Dẫn lời đại sứ Thomas Fitschen, tờ The Sydney Morning Herald cho biết, trong năm 2022 khi Pháp đảm nhiệm vai trò chủ tịch Liên minh châu Âu, Đức cùng với Pháp sẽ thúc đẩy tổ chức này xây dựng chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Đức là một trong những thành viên Liên minh Châu Âu có quan hệ rất chặt chẽ với Trung Quốc. Kể từ khi làm Thủ tướng Đức vào năm 2005, bà Angela Merkel đã tới thăm Trung Quốc 12 lần. Đức cũng là quốc gia cung cấp nhiều mặt hàng quan trọng cho thị trường Trung Quốc. Tuy vậy, thực tế đang diễn ra trong mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đang để lại những bài học cho nước Đức.

Đại sứ Thomas Fitschen khẳng định, Đức sẽ đa dạng hóa quan hệ chính trị và kinh tế ở Châu Á để giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và điều này có nghĩa là ngoài Trung Quốc, Đức sẽ tìm kiếm các bạn hàng khác để mở rộng thị trường cho hàng hóa của mình.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm