1. Dòng sự kiện:
  2. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt
  3. Chính quyền Trump 2.0
  4. Chiến sự Nga - Ukraine

Cựu Tổng thống người Serbia Karadzic là ai?

(Dân trí) - Cựu Tổng thống người Serbia ở Bosnia Radovan Karadzic từ lâu đã là một trong những nhân vật bị truy nã gắt gao nhất thế giới. Karadzic bị bắt giữ vào tối ngày 21/7 sau gần 13 năm lẩn trốn.

Bị buộc tội là người ra lệnh sát hại hàng ngàn người Hồi giáo Bosina và Croatia ở Bosnia, cựu Tổng thống người Serbia ở Bosina đã hai lần bị Tòa án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh tại Nam Tư cũ (ICTY) kết tội.

 

Theo LHQ, cựu Tổng thống Karadzic  đã ra lệnh cho quân đội giết hại ít nhất 7.500 đàn ông và các cậu bé Hồi giáo ở Srebrenica, miền đông Bosina vào tháng 7/1995, trong chiến dịch “hăm dọa và xóa sạch người Hồi giáo Bosina và Croatia ở Bosnia”.

 

Ngoài ra, ông còn bị buộc tội phong tỏa thủ đô Sarajevo của Bosina trong suốt 43 tháng, và dùng 284 nhân viên gìn giữ hòa bình của LHQ làm lá chắn vào tháng 5 và tháng 6/1995.

 

Sau hiệp ước Dayton kết thúc cuộc chiến Bosina (1992-1995), cựu Tổng thống Karadzic đã bỏ trốn. Có thể ông đã sống ở vùng núi đông nam của Bosina, khu vực do người Serbia kiểm soát, và được lực lượng tàn quân ở đây bảo vệ. Đối với người Serbia, Karadzic vẫn luôn là một anh hùng khi cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn của Nam Tư cũ.

 

Cựu Tổng thống Karadzic sinh năm 1945 ở Savnik, Montenegro. Cha của ông, Vuk, là thành viên của Chetniks, lực lượng du kích dân tộc chủ nghĩa người Serbia. Ông Vuk đã phải ngồi tù trong phần lớn thời niên thiếu của cựu Tổng thống người Serbia Karadzic.

 

Tóm tắt những mốc chính cuộc đời Karadzic

1945: Sinh ra ở Montenegro

1960: Chuyển tới Sarajevo

1968: Xuất bản tuyển tập thơ của mình

1971: Tốt nghiệp ngành y

1983: Trở thành bác sỹ tâm lý cho câu lạc bộ bóng đá Red Star Belgrade

1990: Trở thành chủ tịch đảng SDS

1992-1995: Chiến tranh Bosnia

2008: Bị bắt ở Serbia

Mẹ của cựu lãnh đạo người Serbia, bà Jovanka Karadzic, ca ngợi con trai là một công nhân trung thành và chăm chỉ, thường giúp bà làm việc nhà cũng như việc đồng áng. Ngoài ra, bà còn cho biết khi còn nhỏ Karadzic là một cậu bé nghiêm túc, ngoan ngoãn, kính trọng người trên và luôn giúp đỡ bạn bè học tập.

 

Năm 1960, Karadzic chuyển tới Sarajevo, nơi sau này ông gặp vợ Ljiljana, rồi tốt nghiệp bác sỹ và làm bác sỹ tâm lý ở một bệnh viện thành phố.

 

Karadzic còn là một nhà thơ và bị ảnh hưởng bởi nhà văn theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa người Serbia Dobrica Cosic. Chính Cosic đã khuyến khích Karadzic dấn thân vào chính trường.

 

Nhiều năm sau, sau khi có một thời gian ngắn làm việc cho Đảng Xanh, Karadzic đã giúp thành lập Đảng Dân chủ Serbia (SDS) vào năm 1990 tại Bosnia-Herzegovina với mục tiêu duy trì Nam Tư trước nguy cơ tan rã.

 

Chưa đầy hai năm sau, khi Bosnia-Hercegovina được công nhận là một quốc gia đập lập, Karadzic tuyên bố tuyên bố thành lập nước CH Serbia tại Bosnia với thủ đô là Sarajevo và giữ chức tổng thống. Cùng thủ lĩnh quân sự người Serbia ở Bosnia Ratko Mladic, Karadzic là đồng minh thân cận của ông Slobodan Milosevic, tổng thống Nam Tư khi đó.

 

Khi chiến tranh nổ ra, người Serbia đã nắm giữ thủ đô Sarajevo của Bosnia trong 43 tháng, bắn phá lực lượng Hồi giáo Bosnia và giết hại cả thường dân. Hàng ngàn thường dân đã chết.

 

Lực lượng Serbia ở Bosnia cũng đuổi hàng trăm ngàn người Hồi giáo Bosnia và Croatia ở Bosnia ra khỏi nhà của họ trong chiến dịch “thanh lọc sắc tộc” tàn bạo.

 

Năm 1995 Karadzic cùng với cựu tư lệnh quân đội người Serbia ở Bosnia Ratko Mladic bị kết tội diệt chủng trong cuộc chiến Bosnia 1992-1995.

 

Karadzic đã buộc phải từ chức lãnh đạo SDS vào năm 1996 khi phương Tây đe dọa cấn vận CH Serbia tại Bosnia. Sau đó, Karadzic sống lẩn trốn. Trong thời gian này, cựu Tổng thống người Serbia ở Bosnia còn cố gắng xuất bản một cuốn sách vào tháng 10/2004.

 

Tháng 5/2005, các nhà điều tra đã phát hiện thấy Radovan Karadzic một lần cùng vợ Ljiljana ở đông nam Bosnia và một lần cùng em trai Luka ở Belgrade, khi mẹ ông đang hấp hối vì bị ung thư.

 

Phan Anh

Theo BBC, AP