1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

Cuộc đời thăng trầm của cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck

(Dân trí) - Bà Yingluck Shinawatra đã làm nên lịch sử khi trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan với làn sóng ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, người phụ nữ với gương mặt khả ái này cũng phải đương đầu với không ít sóng gió chính trường, thậm chí cả nguy cơ bị luận tội và sống sau song sắt nhà tù.


Bà Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967 trong một gia đình giàu có và quyền lực bậc nhất ở Chiang Mai, Thái Lan. Bà là con út trong gia đình có 9 anh chị em, trong đó có cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Ngay từ khi còn là học sinh phổ thông, bà Yingluck đã gây chú ý với vẻ đẹp nổi bật. (Nguồn: Amazing Thailand)

Bà Yingluck Shinawatra sinh ngày 21/6/1967 trong một gia đình giàu có và quyền lực bậc nhất ở Chiang Mai, Thái Lan. Bà là con út trong gia đình có 9 anh chị em, trong đó có cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Ngay từ khi còn là học sinh phổ thông, bà Yingluck đã gây chú ý với vẻ đẹp nổi bật. (Nguồn: Amazing Thailand)


Ông Thaksin Shinawatra (giữa) hơn bà Yingluck 18 tuổi. Ông bị quân đội lật đổ trong một cuộc đảo chính ôn hòa vào tháng 9/2006 sau các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng ở Thái Lan và hiện phải sống lưu vong. Ông Thaksin đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, lạm quyền và không tôn trọng nền quân chủ. (Ảnh: Chiangraitimes)

Ông Thaksin Shinawatra (giữa) hơn bà Yingluck 18 tuổi. Ông bị quân đội lật đổ trong một cuộc đảo chính ôn hòa vào tháng 9/2006 sau các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng ở Thái Lan và hiện phải sống lưu vong. Ông Thaksin đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, lạm quyền và không tôn trọng nền quân chủ. (Ảnh: Chiangraitimes)

Bà Yingluck tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học chính trị tại Đại học Chiang Mai, sau đó tiếp tục nhận bằng thạc sĩ ngành hành chính công tại Đại học bang Kentucky ở Mỹ năm 1991. Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại một trong số các công ty của gia đình chuyên hoạt động trong lĩnh vực bán quảng cáo. (Ảnh: BBC)
Bà Yingluck tốt nghiệp cử nhân ngành khoa học chính trị tại Đại học Chiang Mai, sau đó tiếp tục nhận bằng thạc sĩ ngành hành chính công tại Đại học bang Kentucky ở Mỹ năm 1991. Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại một trong số các công ty của gia đình chuyên hoạt động trong lĩnh vực bán quảng cáo. (Ảnh: BBC)

Năm 1995, bà Yingluck kết hôn với doanh nhân Anusorn Amornchat, lãnh đạo Tập đoàn M-Link Asia chuyên cung cấp điện thoại di động và các phụ kiện. Cả hai đã có một con trai. (Ảnh: CBC)
Năm 1995, bà Yingluck kết hôn với doanh nhân Anusorn Amornchat, lãnh đạo Tập đoàn M-Link Asia chuyên cung cấp điện thoại di động và các phụ kiện. Cả hai đã có một con trai. (Ảnh: CBC)

Bà Yingluck bắt đầu xây dựng sự nghiệp từ một doanh nhân và đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Bà từng làm giám đốc quản lý của AIS, công ty viễn thông do anh trai bà lập nên, và SC Asset Company, công ty gia đình có liên quan tới lĩnh vực bất động sản. (Ảnh: AFP)
Bà Yingluck bắt đầu xây dựng sự nghiệp từ một doanh nhân và đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Bà từng làm giám đốc quản lý của AIS, công ty viễn thông do anh trai bà lập nên, và SC Asset Company, công ty gia đình có liên quan tới lĩnh vực bất động sản. (Ảnh: AFP)

Bà Yingluck sinh ra trong một gia đình có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực chính trị. Cha của bà, ông Lert Shinawatra, từng là thành viên của quốc hội Thái Lan với tư cách đại diện cho thành phố Chiang Mai. Một chị gái của bà Yingluck là thị trưởng Chiang Mai, anh trai Thaksin là thủ tướng, còn các anh chị khác cũng là thành viên của quốc hội. Trong khi đó, trước khi tranh cử ghế thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck không hề có kinh nghiệm chính trường và cũng chưa ra tranh cử lần nào. (Ảnh: Getty)
Bà Yingluck sinh ra trong một gia đình có truyền thống hoạt động trong lĩnh vực chính trị. Cha của bà, ông Lert Shinawatra, từng là thành viên của quốc hội Thái Lan với tư cách đại diện cho thành phố Chiang Mai. Một chị gái của bà Yingluck là thị trưởng Chiang Mai, anh trai Thaksin là thủ tướng, còn các anh chị khác cũng là thành viên của quốc hội. Trong khi đó, trước khi tranh cử ghế thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck không hề có kinh nghiệm chính trường và cũng chưa ra tranh cử lần nào. (Ảnh: Getty)

Tháng 5/2011, Đảng Pheu Thai đề cử doanh nhân Yingluck làm ứng cử viên chức Thủ tướng trước cuộc tổng tuyển cử ngày 3/7/2011 dù trước đó bà Yingluck từng tuyên bố không muốn làm chính trị. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của đông đảo người dân, đảng của bà Yingluck đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, đưa bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan ở tuổi 44. (Ảnh: PRI)
Tháng 5/2011, Đảng Pheu Thai đề cử doanh nhân Yingluck làm ứng cử viên chức Thủ tướng trước cuộc tổng tuyển cử ngày 3/7/2011 dù trước đó bà Yingluck từng tuyên bố không muốn làm chính trị. Tuy nhiên, với sự ủng hộ của đông đảo người dân, đảng của bà Yingluck đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, đưa bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan ở tuổi 44. (Ảnh: PRI)

Trong hơn 3 năm điều hành chính phủ từ sau cuộc tổng tuyển cử năm 2011, chính phủ của bà Yingluck được đánh giá cao nhất về năng lực kinh tế, thậm chí vượt lên cả thời cựu Thủ tướng Thaksin. Bà Yingluck cũng ghi dấu ấn trong lòng người dân Thái khi ban hành nhiều chính sách hướng đến người nghèo và vực dậy nền kinh tế Thái Lan. (Ảnh: Reuters)
Trong hơn 3 năm điều hành chính phủ từ sau cuộc tổng tuyển cử năm 2011, chính phủ của bà Yingluck được đánh giá cao nhất về năng lực kinh tế, thậm chí vượt lên cả thời cựu Thủ tướng Thaksin. Bà Yingluck cũng ghi dấu ấn trong lòng người dân Thái khi ban hành nhiều chính sách hướng đến người nghèo và vực dậy nền kinh tế Thái Lan. (Ảnh: Reuters)

Sóng gió ập đến với bà Yingluck khi vào ngày 7/5/2014, Tòa án Hiến pháp Thái Lan cho rằng nữ thủ tướng xinh đẹp đã lạm quyền và tước quyền của bà. Nhiều bộ trưởng cũng đã bị mất chức vì ủng hộ bà Yingluck, trong khi bản thân bà Yingluck cũng phải đối mặt với nhiều cáo buộc cũng như sức ép từ nhiều phía. (Ảnh: Phuket News)
Sóng gió ập đến với bà Yingluck khi vào ngày 7/5/2014, Tòa án Hiến pháp Thái Lan cho rằng nữ thủ tướng xinh đẹp đã lạm quyền và tước quyền của bà. Nhiều bộ trưởng cũng đã bị mất chức vì ủng hộ bà Yingluck, trong khi bản thân bà Yingluck cũng phải đối mặt với nhiều cáo buộc cũng như sức ép từ nhiều phía. (Ảnh: Phuket News)

Bà Yingluck bị cáo buộc để xảy ra sơ suất trong việc giám sát chương trình trợ giá gạo cho nông dân vào năm 2014. Khi đó, với tư cách là chủ tịch ủy ban lúa gạo, bà Yingluck đã thực hiện chương trình mua gạo của nông dân sau mỗi vụ thu hoạch với giá cao hơn so với thị trường, sau đó tích trữ trong các kho. Tuy nhiên chính sách này đã khiến chính phủ Thái Lan thiệt hại hàng tỷ USD mặc dù nhận được sự ủng hộ của nông dân. (Ảnh: Reuters)
Bà Yingluck bị cáo buộc để xảy ra sơ suất trong việc giám sát chương trình trợ giá gạo cho nông dân vào năm 2014. Khi đó, với tư cách là chủ tịch ủy ban lúa gạo, bà Yingluck đã thực hiện chương trình mua gạo của nông dân sau mỗi vụ thu hoạch với giá cao hơn so với thị trường, sau đó tích trữ trong các kho. Tuy nhiên chính sách này đã khiến chính phủ Thái Lan thiệt hại hàng tỷ USD mặc dù nhận được sự ủng hộ của nông dân. (Ảnh: Reuters)

Tòa án buộc bà Yingluck phải bồi thường số tiền thất thoát trong ngân sách lên tới hàng tỷ USD. Bản thân bà cũng bị quản thúc, cấm xuất cảnh và thường xuyên đối mặt với những phiên điều trần. Tuy nhiên, bà Yingluck vẫn tuyên bố vô tội và khẳng định chính sách của bà chỉ nhằm giúp đỡ nông dân Thái. (Ảnh: AFP)
Tòa án buộc bà Yingluck phải bồi thường số tiền thất thoát trong ngân sách lên tới hàng tỷ USD. Bản thân bà cũng bị quản thúc, cấm xuất cảnh và thường xuyên đối mặt với những phiên điều trần. Tuy nhiên, bà Yingluck vẫn tuyên bố vô tội và khẳng định chính sách của bà chỉ nhằm giúp đỡ nông dân Thái. (Ảnh: AFP)

Trong những năm gần đây, bà Yingluck vẫn tổ chức nhiều hoạt động và sống một cuộc sống đơn giản hơn. Sau nhiều biến cố chính trị, bà vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân Thái. Cựu Thủ tướng Thái Lan đã bật khóc khi bà nhận được những bông hoa hồng và tình cảm của người dân trước phiên điều trần cuối cùng trong vụ kiện trợ giá gạo gây tranh cãi hôm 21/7. (Ảnh: Reuters)
Trong những năm gần đây, bà Yingluck vẫn tổ chức nhiều hoạt động và sống một cuộc sống đơn giản hơn. Sau nhiều biến cố chính trị, bà vẫn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân Thái. Cựu Thủ tướng Thái Lan đã bật khóc khi bà nhận được những bông hoa hồng và tình cảm của người dân trước phiên điều trần cuối cùng trong vụ kiện trợ giá gạo gây tranh cãi hôm 21/7. (Ảnh: Reuters)

Do không có mặt tại phiên tòa ra phán quyết cuối cùng vào sáng nay 25/8, Tòa án Tối cao Thái Lan đã phát lệnh truy nã đối với bà Yiingluck. Theo thông tin từ tòa, bà Yingluck cho biết không thể tham dự phiên tòa do đang có vấn đề về thính lực. Nếu bị tuyên có tội, bà sẽ phải đối diện với án 10 năm tù và bị cấm tham gia chính trị trọn đời theo hiến pháp mới do quân đội soạn thảo. (Ảnh: Reuters)
Do không có mặt tại phiên tòa ra phán quyết cuối cùng vào sáng nay 25/8, Tòa án Tối cao Thái Lan đã phát lệnh truy nã đối với bà Yiingluck. Theo thông tin từ tòa, bà Yingluck cho biết không thể tham dự phiên tòa do đang có vấn đề về thính lực. Nếu bị tuyên có tội, bà sẽ phải đối diện với án 10 năm tù và bị cấm tham gia chính trị trọn đời theo hiến pháp mới do quân đội soạn thảo. (Ảnh: Reuters)

Thành Đạt

Tổng hợp