1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Xung đột leo thang tại Trung Đông

Cuộc đấu Nga-Thổ Nhĩ Kỳ lây lan sang nhiều lĩnh vực

Sau khi áp đặt cấm vận kinh tế chỉ trên một số lĩnh vực, quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ đang cực rối ren.

Thời báo Moscow ngày 4/1 đưa thông tin cho hay tài khoản mạng xã hội của Bộ trưởng Thông tin, truyền thông Nga Nikolai Nikiforov đã bị các hacker tấn công và thay ảnh ông bằng hình ảnh một lá cờ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Những hacker này công khai để lộ danh tính, có tên "The Börteçine Cyber Team", cũng đã đăng tải ảnh chân dung của nhà sáng lập Thổ Nhĩ Kỳ Mustafa Kemal Ataturk lên tài khoản của ông Nikiforov.

Nhóm này tiết lộ rằng họ là một nhóm hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ thông qua các hình ảnh về máy bay chiến đấu và quốc kỳ Thổ.

Cuộc đấu Nga-Thổ Nhĩ Kỳ lây lan sang nhiều lĩnh vực - 1

Bộ trưởng thông tin, truyền thông Nga Nikolai Nikiforov.

Sau khi ông Nikiforov phát hiện tình trạng bị tấn công, ngay lập tức vị Bộ trưởng Nga đã nhờ sự can thiệp của bộ phận hỗ trợ kỹ thuật, sau 9 tiếng đồng hồ mới hoàn thiện.

Đây là đòn đánh sớm nhất của Thổ Nhĩ Kỳ trong chuỗi các cấm vận dành cho nhau sau vụ F-16 bắn rơi Su-24 của Nga hồi tháng 11/2015.

Sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ mới tốt nghiệp có nguy cơ trục xuất

Năm 2015, trường Đại học Voronezh tại Nga đã tiếp nhận hơn 2.000 sinh viên quốc tế nhập học, trong đó có rất nhiều sinh viên đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng kể từ sau vụ việc máy bay Nga bị bắn rơi tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tháng 11 vừa qua, ngày càng nhiều trường hợp sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ bị đuổi học.

Một thông báo của trường Đại học trên với báo chí cho biết, 9 trong 10 trường hợp sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ bị đuổi học trong 2 tuần qua do không đủ điều kiện tiếp tục theo học.

Lệnh cấm công ty Nga thuê nhân công Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1/1 của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã làm dấy lên mối lo lắng này.

Theo sắc lệnh trên, các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của Nga trước các hoạt động tội phạm và phi pháp khác cùng các biện pháp trừng phạt kinh tế đặc biệt bao gồm lệnh cấm các công ty của Nga thuê nhân công Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được áp đặt lên Ankara.

Tuy nhiên, lệnh cấm trên sẽ không áp dụng đối với việc cấp thị thực làm việc cho một số công ty vực xây dựng đã ký hợp đồng dài hạn với Nga.

Có tổng cộng 53 công ty được miễn trừ lệnh cấm thuê nhân công Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các công ty này sẽ bị cấm tuyển dụng vượt quá con số tổng nhân công Thổ Nhĩ Kỳ được cấp theo quy định tính đến 31/12 năm nay.

Đây là các giải pháp mới mà Nga tuyên bố gần đây để gia tăng các lệnh trừng phạt kinh tế lên Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhật báo Cumhuriyet của Thổ Nhĩ Kỳ trích dẫn báo cáo sơ bộ của các đại diện đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) đối lập tại Thổ Nhĩ Kỳ ước tính các khoản thiệt hại về kinh tế mà Ankara phải gánh chịu từ tình hình căng thẳng với Nga dao động từ 8,5 tỷ đến 12,2 tỷ USD và thậm chí có thể vượt 52 tỷ USD trong vòng 4 năm tới.

Nhà kinh tế học Thổ Nhĩ Kỳ Erhan Aslanoglu đánh giá, nước này có nguy cơ mất khoảng 3,5 tỉ USD mỗi năm do sụt giảm lượng khách du lịch Nga, đồng thời 4,5 tỉ USD mỗi năm do bị hủy các dự án xây dựng  tại Nga. Nếu Nga dừng hoặc trì hoãn cung cấp khí đốt cho Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng bởi 55% khí đốt tự nhiên và 30% dầu mỏ mà Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng là do Nga cung cấp.

Trong khi đó, xung đột đôi bên cũng gây tổn thất cho các công ty nhà nước của Nga trong khi tìm cách làm tổn thương Thổ Nhĩ Kỳ bằng mọi cách.

Gazprom, tập đoàn dầu khí lớn nhất Nga, thông báo hồi tháng Giêng rằng họ sẽ xây lắp đường ống dài 1.100 km tới Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với một trung tâm phân phối tới Liên minh châu Âu. Nhưng đến đầu tháng 12/2015, Gazprom dừng dự án.

Theo Leonid Grigoriev, Trưởng cố vấn về vấn đề năng lượng của Kremlin, dự án này đáng ra đã mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội "phát triển kinh tế, bởi vì đây là một dự án xây dựng lớn, cùng với vai trò rất quan trọng tại châu Âu khi là một trung tâm (phân phối), và lại được ưu đãi về khí đốt”.

Rosatom, một tập đoàn hạt nhân quốc doanh, đã dừng công việc xây dựng một nhà máy điện nguyên tử trị giá 22 tỉ USD ở tỉnh Mersin, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm giảm bớt tình trạng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.

Thậm chí, những người gần gũi và ủng hộ ông Putin nhiều nhất cũng phải thừa nhận rằng các trừng phạt này gây hại cho Nga nhiều hơn là Thổ Nhĩ Kỳ.

Sergei Markov, một nhà phân tích chính trị thân Kremlin, nhận định các trừng phạt này đã không được cân nhắc thấu đáo, bởi vì chúng được thông qua chủ yếu do cảm xúc: “Chúng (các trừng phạt) gây tiêu cực cho kinh tế Nga. Hơn nữa, chúng bất lợi cho công dân Nga”.

Theo Kim Hoa (Tổng hợp)

Đất Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm