1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Clinton, Trump gia tăng "bới móc" nhau trong cuộc đối đầu nảy lửa thứ 2

(Dân trí) - Trong cuộc tranh luận trực tiếp thứ 2, ứng viên Cộng hòa Donald Trump và đối thủ Dân chủ Hillary Clinton tìm các điểm yếu của nhau để đem ra công kích. Trong khi bà Clinton chỉ trích đối thủ về các bình luận khiếm nhã với phụ nữ thì ông Trump "bới móc" bê bối tình ái của chồng bà Clinton, cựu Tổng thống Bill Clinton.

Thăm dò ý kiến Theo bạn, ứng viên nào gây ấn tượng hơn trong cuộc tranh luận thứ 2?
Donald Trump Hillary Clinton
Clinton, Trump gia tăng "bới móc" nhau trong cuộc đối đầu nảy lửa thứ 2 - 1
Clinton, Trump gia tăng "bới móc" nhau trong cuộc đối đầu nảy lửa thứ 2 - 2

Cuộc tranh luận kết thúc sau hơn 90 phút. Đây tiếp tục được coi là một cuộc tranh luận gay gắt và được dự đoán thu hút đông người xem. Hai ứng viên cuối cùng cũng bắt tay nhau và dành những lời khen ngợi cho nhau.

Trump và Clinton bắt tay khi kết thúc cuộc tranh luận nảy lửa


Cuối màn tranh luận hai ứng viên mới bắt tay nhau. (Ảnh: Reuters)

Cuối màn tranh luận hai ứng viên mới bắt tay nhau. (Ảnh: Reuters)

Bà Clinton khen ngợi các con của đối thủ Donald Trump

Trump khen ngợi Clinton

Một khán giả tại hội trường đề nghị hai ứng viên nêu ra một điểm tích cực của đối thủ.

Bà Clinton nói rằng, bà rất tôn trọng các người con của ông Trump. "Tôi tôn trọng chúng. Các con của ông ấy rất đáng tin cậy và cống hiến. Ngược lại có quá nhiều điều để nói về Trump, tôi không đồng ý với hầu hết những thứ ông ta nói".

Ngược lại, ông Trump có vẻ như ca ngợi bà Clinton: "Bà ấy không bỏ cuộc, bà ấy là một chiến binh, tôi không đồng ý với phần lớn cái mà bà ấy đang chiến đấu, nhưng bà ấy đã chiến đấu tích cực, bà ấy không từ bỏ và tôi coi đó là một đức tính rất tốt".


Bà Clinton tươi cười sau khi kết thúc cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)

Bà Clinton tươi cười sau khi kết thúc cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)

Trump: Con người bà Clinton chứa đầy hận thù

Tại cuộc tranh luận, bà Clinton đã lên tiếng xin lỗi khi được hỏi về việc bà từng bình luận rằng những người ủng hộ ông Trump thật "đáng thương". Bà Clinton giải thích, bà chỉ muốn đối đầu với ông Trump, chứ không phải với người ủng hộ ông ấy". Ông Trump lập tức đáp lại: "Trong lòng bà ấy ấp ủ đầy sự thù hận".

Trump thừa nhận rạn nứt nội bộ

Trong một bình luận công khai hiếm hoi, ông Trump thừa nhận đã không bàn luận về đề xuất của ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử Mike Pence về vấn đề can thiệp quân sự vào Syria. "Tôi không đồng ý với ông ấy", Trump nói.

Trước đó, ứng viên Pence từng nói rằng nếu Nga tiếp tục các cuộc không kích lực lượng nổi dậy ở Syria thì Mỹ nên chuẩn bị tinh thần dùng đến các biện pháp quân sự.

Trong khi đó, ở phía đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Tim Kaine, ứng viên phó tổng thống liên danh tranh cử với bà Clinton, trong một bình luận trên Twitter nói rằng: "Không có ai thắng đêm nay. Ông Trump thì tập trung công kích bà Hillary còn bà Hillary thì tập trung vào người dân Mỹ".


Mọi người chăm chú theo dõi cuộc bình luận tại một quán bar ở Manhattan, New York (Ảnh: Reuters)

Mọi người chăm chú theo dõi cuộc bình luận tại một quán bar ở Manhattan, New York (Ảnh: Reuters)

Trump chỉ trích Clinton về chuyện quỹ tranh cử

Công kích bà Clinton về chính sách can thiệp quân sự ở nước ngoài


(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: Reuters)

Tranh luận về chính sách đối ngoại, ông Trump đã lật lại vai trò của bà Clinton trong chính sách can thiệp quân sự của Mỹ vào các quốc gia Trung Đông như Lybia, Iraq và Syria khi bà còn đương chức Ngoại trưởng. Trong khi bà Clinton nói rằng, việc đưa lực lượng tới các quốc gia này nhằm phục vụ cho cuộc chiến chống tổ chức IS, ông Trump tỏ ý chế giễu: "Hiện giờ chúng đã có mặt ở 32 quốc gia khác nhau. Chúc mừng, làm tốt lắm". Tỷ phú này nói thêm: "Hãy xem bà ta đã làm gì ở Libya, khi Gaddafi bị phế truất, Libya rơi vào hỗn loạn".

Ông Trump cũng nhắc lại cuộc tấn công nhằm vào lãnh sự quán Mỹ tại Libya vào năm 2011 và cáo buộc rằng bà Clinton khi đó đã phớt lờ rất nhiều yêu cầu tăng cường an ninh mà đại sứ Mỹ thiệt mạng trong vụ tấn công Benghazi đề xuất.

Về phần mình khi được hỏi về vấn đề Syria, bà Clinton cho biết bà sẽ không ủng hộ việc đưa bộ binh vào quốc gia Trung Đông này, song sử dụng lực lượng đặc nhiệm thì có thể và mục tiêu là tiêu diệt thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Trump bị cáo buộc "không đóng một đồng thuế nào" cho chính phủ


Ứng viên Trump bị công kích về vấn đề trốn thuế. (Ảnh: AFP)

Ứng viên Trump bị công kích về vấn đề trốn thuế. (Ảnh: AFP)

Người dẫn chương tringh Cooper hỏi rằng liệu có phải ông Trump đã lợi dụng việc tuyên bố kinh doanh thua lỗ 916 triệu USD để lách thuế hay không.

Thay vì phủ nhận như chiến dịch của ông trước đó từng làm sau vụ bê bối trốn thuế của ông lần đầu bị rò rỉ hồi đầu tháng này, ông Trump nói: "Tất nhiên là tôi đã làm thế, nhưng ngay cả Warren Buffet và George Soros cũng làm thế". Ông Trump đã lôi kéo cả 2 tài phiệt ủng hộ bà Clinton trong ý phản pháo. Ông Trump sau đó nói rằng đã đóng hàng trăm triệu USD tiền thuế cho chính phủ.

Trong khi đó, bà Clinton nói rằng: "Mọi thứ mà các bạn nghe từ ông Trump đều không đúng. Thật nực cười khi phải nghe một người không đóng một đồng thuế liên bang nào trong suốt 20 năm về những việc mà ông ấy sắp làm".

Trump: Tôi không biết gì về Nga hết

Bà Clinton đã đề cập đến cáo buộc cho rằng Nga đang tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống của Mỹ. Bà cho rằng, người Nga đang tìm cách giúp Trump giành chiến thắng. "Chưa bao giờ trong lịch sử chúng ta gặp tình trạng như này, một quốc gia bên ngoài đối đầu đang ra sức can thiệp vào kết quả bầu cử của chúng ta", bà Clinton nói và bình luận thêm rằng điều đó có thể là do ông Trump không ngừng ca ngợi Tổng thống Nga Putin hoặc do ông ấy có quan hệ làm ăn với các tài phiệt Nga.

Donald Trump: Tôi không biết gì về Nga

Tỷ phú Trump nhanh chóng phản bác lại cáo buộc của bà Clinton: "Tôi không biết Putin. Tôi không biết gì về nước Nga... Tôi không biết về nước Nga... Tôi không có món nợ nào từ nước Nga". Ông khẳng định không có bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ Nga trong chiến dịch tranh cử của ông. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng, Mỹ nên hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS.

Người Hồi giáo và người tị nạn Syria


Hai ứng viên đã trả lời các câu hỏi của khán giả trong khán phòng (Ảnh: Reuters)

Hai ứng viên đã trả lời các câu hỏi của khán giả trong khán phòng (Ảnh: Reuters)

Một khán giả trong hội trường tự xưng có xuất thân Hồi giáo đã đặt cho ông Trump câu hỏi làm thế nào để khắc phục tư tưởng chống người Hồi giáo.

Về phần mình, bà Clinton nói rằng, người Hồi giáo đã đặt chân vào Mỹ kể từ thời Tổng thống George Washington và nhấn mạnh: "Chúng ta cần những người Mỹ gốc Hồi giáo trở thành tai mắt và hiện diện ở chiến tuyến để họ cảm thấy rằng họ thuộc về và là một phần của đất nước chúng ta". Ứng viên Dân chủ cho biết thêm, để đánh bại IS cần một liên minh các nước Hồi giáo. "Chúng ta không tuyên chiến với thế giới Hồi giáo, đó là một sai lầm, và chúng ta sẽ rơi vào tay khủng bố nếu làm như vậy".

Còn ông Trump - người từng có nhiều phát ngôn gây phẫn nộ về người Hồi giáo - nói: "Dù muốn hay không thì đó cũng là một vấn đề". Ông cho rằng, chính người Hồi giáo cần thông tin khi họ nhìn thấy một hành động bị coi là chống lại người Hồi giáo. Ông cũng nói thêm rằng, bà Clinton không thể chống chủ nghĩa khủng bố bởi bà ấy "thậm chí không thể nói tên khủng bố Hồi giáo".

Donald Trump trả lời câu hỏi về người Hồi giáo

Về chính sách với người tị nạn Syria, bà Clinton nói rằng bà không muốn để ai mà bà cho rằng có thể đe dọa nước Mỹ được nhập cư vào Mỹ. Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng, nước Mỹ có một trọng trách với những người tị nạn. "Rất nhiều đứa trẻ đang phải hứng chịu hậu quả của cuộc chiến tranh thảm họa này, và chúng ta cần phải làm những gì cần làm".

Ông Trump lập tức công kích đối thủ rằng: "Bà ấy muốn số người nhập cư vào Mỹ tăng 550%". Tỷ phú này chia sẻ quan điểm rằng: "Những người đó đang nhập cư vào đất nước chúng ta như thể chúng ta không biết họ là ai, từ đâu đến, họ nghĩ gì về chúng ta. Chúng ta chẳng biết gì về giá trị con người họ, cũng chẳng biết tình yêu của họ với đất nước này".

Trump dọa điều tra bà Clinton đến cùng

Trump tuyên bố sẽ điều tra vụ bê bối của Clinton nếu ông đắc cử

Ông Trump bắt đầu chuyển sang công kích trực tiếp đối thủ Clinton bằng việc lật lại bê bối thư điện tử của bà khi còn làm Ngoại trưởng. Ông tuyên bố nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ cử một công tố viên đặc biệt điều tra đến cùng vụ bê bối thư điện tử gây tranh cãi của bà Clinton.

Trước đó, tỷ phú New York từng cáo buộc rằng bà Clinton đã dùng axit để tẩy xóa 33.000 email để ngầm chỉ việc bà đã ra sức giấu giếm 33.000 email chứa thông tin mật. Ông cũng từng thách thức rằng chỉ công bố hồ sơ thuế cá nhân nếu bà Clinton công bố 33.000 email đã xóa và nói rằng bà Clinton đáng lẽ đã phải ngồi tù vì những bê bối đó.

"Ông nợ đất nước này một lời xin lỗi"

Đáp lại những lời công kích của ông Trump nhằm vào chồng mình, bà Clinton nói rằng: "Rất nhiều điều ông ấy nói không đúng, ông ấy khởi động chiến dịch tranh cử của mình theo cách của ông ấy. Ông ấy quyết định những thứ mà ông ấy sẽ nói. Thay vì trả lời câu hỏi của người dân, nói về đề xuất chính sách để có thể giúp đất nước của chúng ta tốt hơn... Những điều ông ấy nói tối này là có thể nhưng mọi người đến lúc này có thể khẳng định liệu người đàn ông trong đoạn video hay người đàn ông đang đứng trên bục sân khấu này có tôn trọng phụ nữ hay không, nhưng ông ta không bao giờ xin lỗi ai vì bất cứ điều gì... Ông ta nợ tổng thống một lời xin lỗi. Ông ta nợ đất nước này một lời xin lỗi. Ông ấy cần chịu trách nhiệm cho lời nói và hành động của mình".

Donald Trump tung "vũ khí nguy hiểm"


Ông Trump trong cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)

Ông Trump trong cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)

Không chỉ còn là đồn đoán, ông Trump đã chính thức đề cập đến những bê bối tình ái của chồng bà Clinton, cựu Tổng thống Bill Clinton trong cuộc tranh luận này.

"Hãy nhìn Bill Clinton mà xem. Tôi chưa từng thấy ai trong lịch sử chính trường Mỹ lạm dụng phụ nữ như ông ấy. Bà Hillary Clinton đã trả đũa những người phụ nữ này, 4 người trong số họ cũng có mặt tại buổi tranh luận tối nay", ông Trump nói khi đề cập đến 4 vị khách "đặc biệt" mà ông mời đến buổi tranh luận.

Ông Trump nhắc tới bê bối tình ái của Bill Clinton trong cuộc tranh luận

Khoảng 2 giờ trước buổi tranh luận, ông Trump đã có cuộc họp báo với những người cáo buộc ông Clinton lạm dụng tình dục. Những người này gồm Paula Jones, cựu viên chức bang Arkansas; Juanita Broaddrick, quản lý một bệnh xá; Kathleen Willey, cựu trợ lý ở Nhà Trắng. Cả 4 người phụ nữ này sẽ xuất hiện trong buổi tranh luận với tư cách khách mời của ông Trump.

"Ông Bill Clinton đã phải nộp khoản bồi thường 850.000 USD cho một trong số những phụ nữ này, đó là Paula Jones, người cũng có mặt ở đây tối nay", Trump nói.


Vợ và con ông Trump theo dõi cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)

Vợ và con ông Trump theo dõi cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)

Tranh luận gay gắt về việc Trump dùng lời khiếm nhã với phụ nữ

Khi người dẫn chương trình đề cập đến vụ rò rỉ video ông Trump khoe "thành tích" khiếm nhã với phụ nữ, ứng viên Cộng hòa đã một mực phủ nhận: "Đó chỉ là một câu chuyện riêng tư. Tôi không hề tự hào về nó. Không hề".

Ứng viên Cộng hòa sau đó lập tức đổ lỗi cho Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. "Đó là một thế giới mà chúng ta phải đối mặt với IS. Vâng tôi cảm thấy rất xấu hổ... nhưng tôi sẽ đưa chúng xuống địa ngục. Tôi sẽ để ý đến vấn đề IS".

Bà Clinton nói ông Trump "không bao bao giờ xin lỗi" về các phát ngôn khiếm nhã

Ngay khi bị người dẫn chương trình lật lại chủ đề về phụ nữ, ông Trump nói: "Tôi rất tôn trọng phụ nữ, không ai tôn trọng họ hơn tôi. Tôi sẽ làm cho đất nước của chúng ta an toàn hơn".

Trong khi đó, bà Clinton đã tận dụng cơ hội để công kích đối thủ Cộng hòa: "Tôi đã nói ngay từ hồi tháng 6 rằng ông ta không phù hợp để trở thành tổng thống. Những gì chúng ta nhìn thấy và nghe thấy tuần vừa rồi khi ông Trump nói về phụ nữ, những điều ông ấy nghĩ về phụ nữ, những việc ông ấy làm với phụ nữ, tôi nghĩ rằng đã quá rõ ràng chứng minh cho điều đó. Chúng ta từng thấy ông ta sỉ nhục phụ nữ, đánh giá phụ nữ qua ngoại hình, dành cả một tuần để lăng mạ một cựu hoa hậu hoàn vũ, vâng, đó chính là Donald Trump".

Clinton, Trump không bắt tay trước khi bắt đầu tranh luận lần 2

Bà Clinton trả lời đầu tiên

Một phụ nữ trong khán phòng đã đặt câu hỏi liệu các ứng viên đã có những lối ứng xử mang tính hình mẫu cho giới trẻ ngày nay chưa. Bà Clinton tự tin nói rằng: "Tôi có quan điểm rất lạc quan về những cái mà chúng ta có thể làm, đó là lý do tại sao chiến dịch của tôi có khẩu hiệu "gắn kết để vững mạnh. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể gắn kết với nhau trong chiến dịch này, và tôi hy vọng sẽ giành được sự ủng hộ của các bạn. Tôi muốn trở thành tổng thống dành cho tất cả người dân Mỹ".


Hai ứng viên có thể ngồi hoặc đi lại trong khán phòng tranh luận (Ảnh: Reuters

Hai ứng viên có thể ngồi hoặc đi lại trong khán phòng tranh luận (Ảnh: Reuters

Thay vì phản pháo đối thủ ngay từ khi mở màn, ông Trump nói: "Tôi đồng ý với tất cả những gì bà ấy nói. Tôi đã theo đuổi chiến dịch này bởi tôi quá mệt mỏi khi nhìn thấy những điều ngu xuẩn xảy ra ở đất nước chúng ta. Quan điểm của tôi là giúp nước Mỹ hùng mạnh trở lại".

Những điều "ngu xuẩn" mà ông Trump đề cập đến trong câu trả lời của mình đó là chính sách y tế cho người thu nhập thấp do Tổng thống Barack Obama đề ra hay còn gọi là ObamaCare, vụ cảnh sát bắn chết người da màu ở California.

Giống như lần tranh luận trước, ông Trump bắt đầu sụt sịt khi nói.

Hai ứng viên bỏ qua màn chào nhau


Hai ứng viên xuất hiện trong cuộc tranh luận thứ 2 nhưng không bắt tay nhau (Ảnh: Reuters)

Hai ứng viên xuất hiện trong cuộc tranh luận thứ 2 nhưng không bắt tay nhau (Ảnh: Reuters)

Thay vì bắt tay "thân mật" như lần tranh luận đầu tiên, lần này, hai ứng viên bước ra sân khấu chỉ mỉm cười mà không bắt tay nhau. Thay vào đó, họ chỉ gật đầu chào nhau và tiến lại gần nhau.


Bà Clinton bước vào khán phòng tranh luận (Ảnh: Reuters)

Bà Clinton bước vào khán phòng tranh luận (Ảnh: Reuters)


Cựu Tổng thống Bill Clinton bắt tay con gái ông Trump, IvankaTrump, trước khi cuộc tranh luận bắt đầu (Ảnh: Reuters)

Cựu Tổng thống Bill Clinton bắt tay con gái ông Trump, IvankaTrump, trước khi cuộc tranh luận bắt đầu (Ảnh: Reuters)

Những khách mời "đặc biệt" của Trump

Khoảng 2 giờ trước khi diễn ra cuộc tranh luận, tỷ phú Donald Trump đã bất ngờ tổ chức một họp báo cùng 3 phụ nữ từng cáo buộc ông Bill Clinton tấn công tình dục. Những người này gồm Paula Jones, cựu viên chức bang Arkansas; Juanita Broaddrick, quản lý một bệnh xá; Kathleen Willey, cựu trợ lý ở Nhà Trắng. Cả 4 người phụ nữ này sẽ xuất hiện trong buổi tranh luận với tư cách khách mời của ông Trump.


Ông Trump họp báo với những người cáo buộc chồng bà Clinton quấy rối tình dục. (Ảnh: Reuters)

Ông Trump họp báo với những người cáo buộc chồng bà Clinton quấy rối tình dục. (Ảnh: Reuters)

Ông Trump trước đó từng tuyên bố sẽ đào xới các bê bối tình ái của cựu Tổng thống Bill Clinton để gây sức ép với đối thủ ở đảng Dân chủ Hillary Clinton mặc dù ông đã không làm như vậy trong phiên tranh luận đầu tiên.

Đã có mặt tại buổi tranh luận, ông Clinton lịch sự bắt tay chào hỏi người nhà của ông Trump, tuy nhiên ông cũng lộ rõ vẻ mặt khá căng thẳng trước thềm cuộc "quyết đấu" thứ 2 của vợ.


Cựu Tổng thống Bill Clinton bắt tay bà Melania Trump, vợ tỷ phú Trump, trước cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)

Cựu Tổng thống Bill Clinton bắt tay bà Melania Trump, vợ tỷ phú Trump, trước cuộc tranh luận (Ảnh: Reuters)

33 quan chức Cộng hòa rút lại sự ủng hộ dành cho Trump

Cuộc tranh luận thứ 2 diễn ra giữa lúc hai ứng viên gặp phải các thông tin bất lợi, đặc biệt là chuyện ông Trump bị công khai các phát ngôn dâm tục.

Báo Washington Post hôm 7/10 đã công bố một đoạn băng ghi âm từ năm 2005, trong đó ông Trump khoe khoang chuyện sờ mó phụ nữ. Đoạn băng ghi âm đã khiến ứng viên Cộng hòa vấp phải làn sóng chỉ trích mới, mạnh mẽ hơn, thậm chí là yêu cầu ông rời khỏi cuộc tranh cử, trong bối cảnh chỉ còn một tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (ngày 8/10).

Trước làn sóng chỉ trích, tỷ phú New York đã phải lên tiếng xin lỗi, chỉ vài giờ sau khi đoạn băng được công bố, nhưng khẳng định không rời khỏi cuộc đua. Tuy nhiên, bất chấp lời xin lỗi, làn sóng phản đối ông Trump ngày càng mạnh mẽ hơn, thậm chí ngay chính trong đảng của ông. Ngay cả vợ của Trump là bà Melania Trump và ứng viên phó tổng thống của ông Trump, Thống đốc bang Indiana Mike Pence, cũng nói rằng những bình luận về phụ nữ của ông Trump là không chấp nhận được.

Theo BBC, sau bình luận dâm tục của ông Trump bị công khai, ít nhất 33 quan chức đảng Cộng hòa - trong đó có các thượng nghị sĩ, các thành viên quốc hội và 2 thống đốc - đã tuyên bố rút lại sự ủng hộ dành cho tỷ phú New York. Thượng nghị sĩ John McCain, viên tổng thống Cộng hòa năm 2008, đã tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng lên tiếng chỉ trích ông Trump hôm 9/10, nói rằng: “Điều đó chứng tỏ ông ấy không đủ an toàn khi ông ấy tâng mình lên bằng dìm người khác xuống”.

Trong khi đó, trước cuộc tranh luận lần 2, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton cũng bị lộ các thông tin nhạy cảm, khi trang mạng WikiLeaks công bố khoảng 2.000 thư điện tử của ông John Podesta, Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton.


Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton đang dẫn trước đối thủ Trump (Dữ liệu: BBC)

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà Clinton đang dẫn trước đối thủ Trump (Dữ liệu: BBC)

Một nửa câu hỏi từ khán giả


Hillary Clinton và Donald Trump (Ảnh: Reuters)

Hillary Clinton và Donald Trump (Ảnh: Reuters)

Màn đối đầu giữa ứng viên Dân chủ và đối thủ Cộng hòa diễn ra vào 9 giờ tối ngày 9/10 giờ địa phương (8 giờ sáng ngày 10/10 giờ Việt Nam), 2 tuần sau khi họ có màn “đấu khẩu” nảy lửa tại New York. Địa điểm tranh luận là Đại học Washington tại St. Louis, bang Missouri.

Kể từ năm 1988, Ủy ban tranh luận tổng thống (CPD), một tổ chức phi lợi nhuận, chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc tranh luận của các ứng viên tổng thống và phó tổng thống Mỹ. CPD chịu trách nhiệm toàn bộ về các cuộc tranh luận, từ chuyện tài chính cho tới vấn đề tổ chức.

Giống cuộc tranh luận trước đó, cuộc đối đầu lần này kéo dài liên tục trong 90 phút. Chương trình được phát sóng trên tất cả các kênh truyền hình hàng đầu tại Mỹ trừ NBC, hãng phát sóng giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ NFL, đối thủ nặng ký cạnh tranh về số lượng người xem của cuộc tranh luận.


Hai người dẫn chương trình Anderson Cooper và Martha Raddatz (Ảnh: wustl.edu)

Hai người dẫn chương trình Anderson Cooper và Martha Raddatz (Ảnh: wustl.edu)

Tuy nhiên, cuộc tranh luận thứ 2 có vài điểm khác so với cuộc tranh luận trước đó. Lần này, có 2 người dẫn chương trình là Anderson Cooper của đài CNN và Martha Raddatz của ABC News, thay vì chỉ 1 như cuộc “đấu khẩu” đầu tiên. Các ứng viên cũng không chỉ nhận câu hỏi từ người dẫn chương trình, mà cả từ các khán giả theo dõi trực tiếp. Một nửa số câu hỏi sẽ đến từ khán giả, vốn được tổ chức Gallup chọn lọc.

Cuộc tranh luận lần 2 được dự đoán có thể thu hút số người xem gần bằng hoặc bằng cuộc tranh luận đầu tiên, với 84 triệu khán giả truyền hình. Cuộc tranh luận duy nhất giữ hai ứng viên phó tổng thống là Mike Pence và Tim Kaine thu hút 37 triệu người xem.

Cuộc tranh luận cuối cùng giữa Clinton và Trump sẽ diễn ra vào ngày 19/10.

Thăm dò ý kiến Bạn dự đoán ứng viên nào sẽ đắc cử tổng thống Mỹ?
Donald Trump Hillary Clinton
Clinton, Trump gia tăng "bới móc" nhau trong cuộc đối đầu nảy lửa thứ 2 - 20
Clinton, Trump gia tăng "bới móc" nhau trong cuộc đối đầu nảy lửa thứ 2 - 21

Minh Phương-An Bình

Video: Washington Post, PBS