1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Hồ sơ Lầu Năm Góc (phần 2):

Chính quyền Nixon điên cuồng ngăn chặn vụ rò rỉ năm 1971

(Dân trí) - Sau khi sao chép được tài liệu mật, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ Daniel Ellsberg đã cung cấp phần lớn cho phóng viên Neil Sheehan của tờ The New York Times. Ngoài ra, ông cũng đưa bản sao tài liệu mật cho một loạt tờ báo hàng đầu khác của Mỹ lúc bấy giờ.

Ông Daniel Ellsberg trả lời báo giới bên ngoài Tòa nhà liên bang ở Los Angeles năm 1973. (Ảnh:

Ông Daniel Ellsberg trả lời báo giới bên ngoài Tòa nhà liên bang ở Los Angeles năm 1973. (Ảnh: AP)

Chủ Nhật, ngày 13/6/1971, tờ The New YorkTimes đăng những trích đoạn đầu tiên của 7.000 trang hồ sơ mật mang tên "Quan hệ Mỹ-Việt giai đoạn 1945-1967: Nghiên cứu do Bộ Quốc phòng thực hiện". Bộ hồ sơ nêu chi tiết hành động can dự quân sự và chính trị của Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn 1954-1967, do Ellsberg thu thập được.

Chính quyền Washington gần như ngay lập tức phản ứng một cách hung hãn bằng việc cách chức nhiều người mà họ tình nghi làm lộ bí mật. Thậm chí, Tổng thống Nixon khi đó còn tức giận ra lệnh cho cố vấn an ninh Henry Kissinger: “Hãy bỏ tù ngay những tên đầu não”. 

Tiếp đó, nội các của Tổng thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Bộ Tư pháp Mỹ một lệnh cấm tạm thời trong khi nỗ lực tìm một lệnh cấm chính thức từ Tòa án Tối cao ngăn không cho tờ The Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của quốc phòng với lý do chúng có thể gây tổn hại tới an ninh quốc gia. 

Do đó, tờ The Times buộc phải tạm ngừng xuất bản để tham gia đấu tranh pháp lý, bảo vệ quyền được đăng tải tài liệu mật.

Đến ngày 18/6, tờ The Washington Post bắt đầu xuất bản hàng loạt bài báo về đề tài trên. Ngay ngày hôm đó, ban biên tập tờ báo nhận được một cuộc gọi từ Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp William Rehnquist, yêu cầu họ dừng xuất bản các tài liệu này. 

Tuy nhiên, theo sau tờ The TimesThe Washington Post, báo Boston Globe và các tờ báo khác lần lượt cho đăng tài liệu mật về chiến tranh Việt Nam nêu trên. Không chỉ vậy, Thượng nghị sĩ Mike Gravel của bang Alaska, một nhà phê bình thẳng thắn về chiến tranh Việt Nam, còn đọc to chúng lên trong một buổi điều trần tại một tiểu ban của Thượng viện. 

Hồ sơ Lầu Năm Góc (The Pentagon Papers)là kết quả của sự phân loại trên hàng ngàn tài liệu mật hàng đầu trong kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Mỹ. Những gì được ghi trong tập tài liệu này cho thấy mức độ can dự quân sự của Mỹ ở Việt Nam lớn hơn nhiều so với những gì đã được công bố trước đó.

Chính bởi mức độ bí mật của tài liệu và việc nội dung mà nó phơi bày hoàn toàn  trái với những gì chính quyền Mỹ trước đó tuyên bố đã khiến Tổng thống Richard Nixon và Cố vấn an ninh Henry Kissinger cảm thấy như bị giáng một cú đấm bất ngờ. 

Tuy nhiên, bất chấp sức ép mạnh mẽ từ chính phủ Mỹ, tờ Washington PostThe Times cùng các cơ quan truyền thông báo chí khác của Mỹ nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc cung cấp tin cho họ. Các báo này cũng nỗ lực tìm kiếm hỗ trợ pháp lý để bảo vệ quyền xuất bản. 

Hai tuần sau đó, chính phủ thất bại trong việc chứng minh thiệt hại an ninh do việc đăng tải tài liệu mật trên báo gây ra, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết cho phép tờ The Times có quyền tiếp tục đăng các tài liệu này, căn cứ vào đạo luật Tự do ngôn luận. Phán quyết này lại là một đòn đau giáng thẳng vào nội các của Tổng thống Richard Nixon.

Tổng thống Richard Nixon. (Ảnh:

Tổng thống Richard Nixon. (Ảnh: Huffington Post)

Tuy nhiên, không từ bỏ quyết tâm trả đũa, chính quyền Nixon đã tiến hành một loạt hoạt động làm mất uy tín của Daniel Ellsberg.

Thợ sửa ống nước của Nixon đã đột nhập vào văn phòng bác sĩ tâm thần của Ellsberg để tìm thông tin làm chống lại ông. Đây chính là nguyên do dẫn đến vụ bê bối Watergate nổi tiếng trong lịch sử nước Mỹ. Vụ viện này cũng từng làm tổn hại đáng kể tới uy tín của cố vấn an ninh Henry Kissinger. 

Ngày 13/6/1971, trong cuộc trò chuyện với Kissinger, Nixon tuyên bố rằng Hồ sơ Lầu Năm Góc chỉ ra sai lầm của những tiền nhiệm nhiều hơn ông, nhưng vẫn lên án vụ rò rỉ là "vô lương tâm".
 
(Còn tiếp)

Long Nguyễn
Theo History