1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Câu chuyện có thật về nữ điệp viên người Pháp gốc Do Thái

Trong nhiều thập kỷ, Marthe Cohn không bao giờ nói về hoạt động của mình trong chiến tranh.

Chỉ đến năm 2002 khi cuốn tự truyện "Behind Enemy Lines: The True Story of a French Jewish Spy in Nazi Germany" (tạm dịch "Phía sau chiến tuyến quân thù: Câu chuyện có thật về một điệp viên người Pháp gốc Do Thái ở nước Đức Quốc xã) ra mắt, bạn bè và gia đình mới nhận ra rằng, một bà lão tốt bụng, sống với chồng ở một thị trấn yên tĩnh ở California, từng đóng một vai vai trò trọng yếu trong chiến tranh.

Cụ Marthe Cohn - người đã tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của mình (năm 2020) bằng một lễ kỷ niệm "lái xe" do giãn cách xã hội trong điều kiên của đại dịch COVID-19, đã hy vọng được tham dự buổi công chiếu một bộ phim tài liệu mới thực hiện, ghi lại cuộc đời mình tại Los Angeles - "Chichinette: How I Accidentally Became a Spy" (tạm dịch: "Chichinette: Tôi đã tình cờ trở thành một điệp viên như thế nào").

Bộ phim trước đó đã được ra mắt tại Liên hoan phim Quốc tế Haifa - nơi nó đã giành được giải thưởng của khán giả. Phim kể chi tiết cuộc sống của cô bé lớn lên ở miền quê Pháp, gần biên giới Đức, và làm thế nào vào năm 1944, cô gia nhập Phòng Tình báo Quân đoàn số 1 của Pháp, do Thống chế Jean de Lattre de Tassigny chỉ huy. "Phần điên rồ của câu chuyện là không ai biết cô ấy là một điệp viên", nhà làm phim Michael Potter - người cùng lứa lớn lên bên kia phố nhà cô bé Marthe nói với tờ The San Jose Mercury News.

Marthe Cohn đã bằng lòng mang theo bí mật của đời mình xuống mồ, nhưng khi anh trai cụ mắc bệnh Parkinson vào năm 1996, cụ nói rằng, cụ cảm thấy đã đến lúc nên chia sẻ câu chuyện, và vào năm 1998, cụ bắt đầu viết tự truyện. Kể từ khi cuốn tự truyện của cụ được xuất bản, cụ ấy đã có hàng nghìn cuộc nói chuyện công khai và đã chia sẻ những những chi tiết mà ít người biết.

Các tiết lộ của cụ bao gồm các giải thưởng cho lòng dũng cảm, đó là Huân chương Chữ Thập (Cross of the Order of Merit) - phần thưởng cao quý nhất của Đức; nhiều giải thưởng của Pháp bao gồm Huân chương Quân Thập tự (Croix de Guerra, 1945), Huy chương Quân sự (Médaille militaire, 1999), Hiệp sĩ của Quân đoàn Danh dự (Chevalier de la Légion d'honneu, 2002), Huân chương Tình báo Quốc gia (Medaille of the Reconnaissance de la Nation 2006) - những huân chương cao nhất chỉ trao tặng những người có công trạng quân sự và dân sự lớn; và đáng chú ý nhất là giải thưởng Woman of Valor của Trung tâm Simon Wiesenthal.

Câu chuyện có thật về nữ điệp viên người Pháp gốc Do Thái - 1

Nữ điệp viên người Pháp gốc Do Thái Marthe Cohn; Nguồn: cmpaix.eu

Không giống như các điệp viên trong phim - những người giỏi bắn súng, có kỹ năng chiến đấu tay không bằng võ thuật và được cung cấp các thiết bị công nghệ cao, Marthe Cohn được tuyển dụng vì kỹ năng ngôn ngữ, và trí nhớ, sự lanh lợi được chứng minh là công cụ quan trọng nhất của nữ điệp viên này.

Marthe Hoffnung Cohn sinh ngày 13/4/1920 tại Metz (Pháp) với tên khai sinh là Maria Hoffnug. Sinh thời, Maria Hoffnug là một trong bảy người con lớn lên trong một gia đình Do Thái Chính thống và làm nghề y tá. Cùng với chị gái Stephanie, Maria đã giúp nhiều người trốn thoát nước Pháp xa lạ. Nhưng vào tháng 6/1942, Stephanie bị bắt và bị đưa đến Route de Limoges - một trại dành cho người Do Thái nước ngoài ở nước Pháp bị Đức chiếm đóng.

Trong khi kế hoạch cuộc chạy trốn cho Stephanie đã được hoàn tất, Stephanie đã chọn không đặt những người thân trong gia đình vào tình thế nguy hiểm. Cùng trong năm 1942, Stephanie được chuyển đến một điểm đến không xác định. Chỉ sau chiến tranh, gia đình mới biết đó là Auschwitz - nơi Stephanie bị Đức quốc xã sát hại.

Khi Paris được giải phóng vào tháng 8/1944, Maria gia nhập quân đội Pháp, nơi cô gặp một viên Đại tá, người dạy cô đọc và nói tiếng Đức. Trên thực tế, với mọi người đàn ông Đức mặc quân phục, sẽ không để một đặc vụ Pháp là nam giới không được "săn sóc". Trong khi một người phụ nữ có thể đột nhập và dễ dàng lẫn tránh sự soi mói đó. Maria chấp nhận chuyển sang Cơ quan Tình báo, và sau 14 nỗ lực không thành công để vượt qua mặt trận ở Alsace, trong vai tìm kiếm vị hôn phu của mình bị mất tích, cô đã vượt biên sang Đức qua ngả Thụy Sĩ mà không bị phát hiện.

Trong thực tế, vị hôn phu của cô - Jacques Delaunay, một sinh viên mà cô từng gặp tại Poitiers, người đang tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp - đã bị bắn vào ngày 6/10/1943 tại pháo đài Mont-Valérian, ở Suresnes. Trên đất Đức Quốc xã, Maria quay lại làm điều dưỡng viên nhưng lần này là phục vụ các quân nhân Đức, và quan trọng hơn cô ấy là một điệp viên của Pháp.

Mặc dù đó là một thời gian ngắn, nhưng vẫn rất nguy hiểm. Không thể chuyển các thông tin bằng bất cứ phương tiện nào khác vì vậy mọi thứ buộc Maria phải ghi nhớ. Sau ba tuần, cô trở về Pháp với những thông tin quan trọng cho Cục Tình báo. Cô xác nhận rằng phòng tuyến Siegfried dường như bất khả xâm phạm ở phía tây bắc Freiburg đã được sơ tán, và các vị trí trong Rừng Đen mà tàn quân của Quân đội Đức đang mai phục. Maria tiếp tục làm gián điệp từ tháng 12/1944 đến tháng 1/1947, theo dõi tình hình ở nước Đức sau chiến tranh.

Marthe gặp người chồng tương lai của mình - Thiếu tá Mỹ Cohn vào năm 1956, khi đang học ở Geneva. Hai người kết hôn và chuyển đến Hoa Kỳ sinh sống. Vào sinh nhật thứ 100 của mình, cụ Marthe Cohn đã nhận được hàng trăm email và cú điện thoại, bao gồm cả các cuộc gọi từ Tổng thống Đức và Tổng thống Israel. Cụ nói với The Mercury News: "Thật là ngạc nhiên đối với tôi khi vẫn được rất nhiều người quan tâm như vậy".