1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cảnh tượng hãi hùng tại Cairo sau cuộc trấn áp của cảnh sát

(Dân trí) – Sáng sớm 14/8, cảnh sát Ai Cập với xe bọc thép, máy ủi đã rầm rộ tiến vào giải tán hai khu trại của người biểu tình tại Cairo. Cảnh tượng tại hiện trường như một vùng chiến sự, với rất nhiều người chết và bị thương.

Theo con số chính thức mới nhất do Bộ y tế Ai Cập công bố, 149 người đã thiệt mạng sau các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng chức năng. Trong khi đó phong trào Anh em Hồi giáo khẳng định ít nhất 2000 đã chết vì bạo lực.

Nhiều người biểu tình Ai Cập đã thiệt mạng trong ngày 14/8

Nhiều người biểu tình Ai Cập đã thiệt mạng trong ngày 14/8

Một lệnh giới nghiêm sẽ được chính phủ Ai Cập áp dụng tại 11 tỉnh, trong đó có Cairo, bắt đầu từ 19 giờ ngày 14/8 (17 giờ GMT).

Những hình ảnh được truyền thông thế giới đăng tải cho thấy, khắp Cairo là khung cảnh hoang tàn như vùng chiến sự. Trong khi lực lượng chức năng dùng xe bọc thép, máy ủi tiến vào khu trại của người biểu tình với sự hỗ trợ của “cơn mưa” lựu đạn hơi cay, thì người biểu tình đáp lại bằng gạch đá, gậy gộc.

Khói từ các đám cháy và lựu đạn hơi cay mù mịt cả một khu vực. Ít nhất một xe bọc thép của cảnh sát đã bị đẩy rơi khỏi một cây cầu vượt, bẹp dúm.

Cộng đồng quốc tế lên án bạo lực

Cuộc trấn áp đẫm máu của chính quyền Ai Cập đã vấp phải phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã lên án mạnh mẽ việc các lực lượng an ninh Ai Cập sử dụng bạo lực để giải tán người biểu tình.

Mặc dù Liên Hợp Quốc vẫn đang thu thập thông tin, “có vẻ như rằng hàng trăm người đã thiệt mạng hoặc bị thương trong các cuộc xô xát giữa lực lượng an ninh và người biểu tình”, người phát ngôn của ông Ban nói.

“Ngài Tổng thư ký lấy làm tiếc việc chính quyền Ai Cập lựa chọn việc sử dụng vũ lực để đáp lại các cuộc biểu tình đang diễn ra. Trong khi biết rằng đồng hồ chính trị không thể đảo ngược, ngài Tổng thư ký cũng tin tưởng chắc chắn rằng bạo lực và sự kích động từ bất kỳ bên nào cũng không phải câu trả lời cho những thách thức Ai Cập đang đối mặt”, thông báo viết.

Nhiều quốc gia phương Tây cùng với Iran, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên án mạnh mẽ việc sử dụng vũ lực của chính quyền Ai Cập.

“Tôi quan ngại sâu sắc trước tình trạng leo thang bạo lực và bất ổn tại Ai Cập”, Bộ trưởng ngoại giao Anh William Hague tuyên bố. “Tôi lên án việc sử dụng vũ lực để giải tán người biểu tình và kêu gọi các lực lượng an ninh hành động một cách có kiềm chế”.

Không ít nạn nhân của bạo lực là phụ nữ
Không ít nạn nhân của bạo lực là phụ nữ

Qatar, quốc gia vẫn ủng hộ chính quyền của ông Morsi cũng ra một thông báo tương tự.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước từng có mối quan hệ mật thiết với chính quyền của ông Morsi, thì kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức trước những phản ứng họ xem là “không thể chấp nhận được” đối với các cuộc biểu tình.

“Cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả rập phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn cuộc thảm sát này”, văn phòng thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố.

Iran cũng lên tiếng xem cuộc trấn áp của chính quyền Cairo là hành động “thảm sát”.

Trong khi đó Đức và Pháp kêu gọi tất cả các bên kiềm chế.

“Điều thiết yếu lúc này đó là bạo lực chấm dứt và sự bình tĩnh phải được vãn hồi”, thông báo của Bộ ngoại giao Pháp viết. “Pháp kêu gọi tất cả các bên cho thấy sự kiềm chế lớn nhất và cảnh báo chống lại việc sử dụng vũ lực một cách không hợp lý”.

Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle cũng ra thông báo tương tự và kêu gọi “tất cả các đảng phái chính trị trở lại đàm phán ngay lập tức và chấm dứt leo thang bạo lực. Mọi hành vi gây đổ máu thêm nữa phải bị ngăn chặn”.

Một số hình ảnh về bạo lực tại Cairo ngày 14/8

Xem clip

Xem clip
Xem clip

Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip
Xem clip

Xem clip



Thanh Tùng
Tổng hợp