1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

Cận cảnh tàu chiến trăm tuổi vẫn hoạt động tốt của Hải quân Nga

(Dân trí) - Mặc dù Hải quân Nga hiện vẫn còn vận hành nhiều tàu cũ được chế tạo từ thời Liên Xô, song có một tàu chiến đặc biệt với tuổi đời thậm chí còn lâu hơn thế với tên gọi Kommuna.

Được chế tạo từ thời đế quốc Nga, tàu Kommuna đã tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới và hiện vẫn hoạt động song hành cùng các tàu chiến hiện đại khác của Hải quân Nga.
Được chế tạo từ thời đế quốc Nga, tàu Kommuna đã tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới và hiện vẫn hoạt động song hành cùng các tàu chiến hiện đại khác của Hải quân Nga.

Tàu Kommuna ban đầu có tên gọi là Volkhov và được thiết kế là tàu hai thân. Tàu này bắt đầu được đóng từ năm 1912 với vai trò là tàu hỗ trợ tàu ngầm, được hạ thủy năm 1913 và bắt đầu gia nhập Hạm đội Baltic vào năm 1915.
Tàu Kommuna ban đầu có tên gọi là Volkhov và được thiết kế là tàu hai thân. Tàu này bắt đầu được đóng từ năm 1912 với vai trò là tàu hỗ trợ tàu ngầm, được hạ thủy năm 1913 và bắt đầu gia nhập Hạm đội Baltic vào năm 1915.

Tàu Kommuna được đóng theo quy trình độc nhất vô nhị, sử dụng loại thép đặc biệt cho phép tàu hoạt động hoàn hảo cho tới tận hôm nay, tức hơn một thế kỷ kể từ ngày hạ thủy. Tuy nhiên, phương pháp chế tạo loại thép đặc biệt này đã không được lưu giữ sau thời kỳ cách mạng và nội chiến ở Nga.
Tàu Kommuna được đóng theo quy trình độc nhất vô nhị, sử dụng loại thép đặc biệt cho phép tàu hoạt động hoàn hảo cho tới tận hôm nay, tức hơn một thế kỷ kể từ ngày hạ thủy. Tuy nhiên, phương pháp chế tạo loại thép đặc biệt này đã không được lưu giữ sau thời kỳ cách mạng và nội chiến ở Nga.

Kommuna ban đầu không được thiết kế để tham chiến, do vậy tàu này không được trang bị vũ khí. Mục đích chính của tàu Kommuna là cứu hộ và hỗ trợ tàu ngầm ở các vùng biển mở.
Kommuna ban đầu không được thiết kế để tham chiến, do vậy tàu này không được trang bị vũ khí. Mục đích chính của tàu Kommuna là cứu hộ và hỗ trợ tàu ngầm ở các vùng biển mở.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tàu Kommuna đóng vai trò như một căn cứ quân sự nổi cho các tàu ngầm ở biển Baltic. Nó có thể chở theo 10 ngư lôi và nhiên liệu dữ trữ. Ngoài ra Kommuna cũng cung cấp nơi ở cho khoảng 60 thủy thủ cùng một lúc.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, tàu Kommuna đóng vai trò như một căn cứ quân sự nổi cho các tàu ngầm ở biển Baltic. Nó có thể chở theo 10 ngư lôi và nhiên liệu dữ trữ. Ngoài ra Kommuna cũng cung cấp nơi ở cho khoảng 60 thủy thủ cùng một lúc.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tàu Kommuna từng đóng vai trò là một căn cứ sửa chữa nổi cho tàu ngầm. Kể từ năm 1967, Kommuna gia nhập Hạm đội Biển Đen và đồn trú ở Sevastopol, Crimea. Số thành viên thủy thủ đoàn cũng tăng từ 23 lên 41 người.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, tàu Kommuna từng đóng vai trò là một căn cứ sửa chữa nổi cho tàu ngầm. Kể từ năm 1967, Kommuna gia nhập Hạm đội Biển Đen và đồn trú ở Sevastopol, Crimea. Số thành viên thủy thủ đoàn cũng tăng từ 23 lên 41 người.

Các tàu ngầm từng được Kommuna giải cứu gồm AG-15 và Unicorn lớp Bars của Nga. Ngoài ra, Kommuna cũng tham gia trục vớt tàu ngầm HMS L55 của Anh bị đắm ở vịnh Phần Lan năm 1919 trong vụ va chạm với các tàu khu trục Gavril và Azard của Liên Xô.
Các tàu ngầm từng được Kommuna giải cứu gồm AG-15 và Unicorn lớp Bars của Nga. Ngoài ra, Kommuna cũng tham gia trục vớt tàu ngầm HMS L55 của Anh bị đắm ở vịnh Phần Lan năm 1919 trong vụ va chạm với các tàu khu trục Gavril và Azard của Liên Xô.

​Tàu Kommuna đã trục vớt hơn 150 tàu các loại. Năm 1977, tàu này thậm chí còn trục vớt cả máy bay Su-24 bị rơi xuống biển.
​Tàu Kommuna đã trục vớt hơn 150 tàu các loại. Năm 1977, tàu này thậm chí còn trục vớt cả máy bay Su-24 bị rơi xuống biển.
Tàu Kommuna được trải qua quá trình trùng tu và hiện đại hóa thường xuyên để đủ khả năng hoạt động tốt trong lực lượng hải quân Nga.
Tàu Kommuna được trải qua quá trình trùng tu và hiện đại hóa thường xuyên để đủ khả năng hoạt động tốt trong lực lượng hải quân Nga.

Kommuna hiện được trang bị tàu lặn điều khiển từ xa để có thể nghiên cứu các vật thể ở độ sâu lên tới 1km.
Kommuna hiện được trang bị tàu lặn điều khiển từ xa để có thể nghiên cứu các vật thể ở độ sâu lên tới 1km.

Thành Đạt

Ảnh: RBTH