1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

“Bộ tứ Kim cương” lần đầu tập trận sau 13 năm, gửi tín hiệu tới Trung Quốc

Đức Hoàng

(Dân trí) - “Bộ tứ Kim cương” gồm các nước Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ lần đầu tập trận chung sau 13 năm ở vịnh Bengal, động thái được xem là gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc.

“Bộ tứ Kim cương” lần đầu tập trận sau 13 năm, gửi tín hiệu tới Trung Quốc - 1

Chiến hạm Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ tham gia tập trận Malabar năm 2015 (Ảnh minh họa: AFP)

SCMP đưa tin, hôm nay, các thành viên của “Bộ tứ Kim cương” đã bắt đầu tập trận chung Malabar ở vịnh Bengal của Ấn Độ. Cuộc diễn tập năm nay được xem là lần đầu sau 13 năm Australia tham gia tập trận Malabar với các nước còn lại.

Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh cả 4 nước “Bộ tứ Kim cương” đều đang có những căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc. Vì vậy, giới quan sát cho rằng đây được xem là động thái gửi thông điệp tới Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang không ngừng gia tăng tầm ảnh hưởng ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Malabar được tổ chức lần đầu vào năm 1992 dưới danh nghĩa cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Ấn Độ. Sau đó, nó mở rộng ra với 4 nước “Bộ tứ Kim cương” trước khi Australia và Nhật Bản tạm ngừng tham gia vào năm 2007. Nhật Bản tiếp tục tham gia Malabar trở lại vào năm 2015.

Trong giai đoạn 1, các nước sẽ điều tàu khu trục, tàu ngầm và máy bay trinh sát, trực thăng quân sự tham gia tập trận.

Theo Bloomberg, Trung Quốc từ lâu đã không hài lòng mô hình hợp tác của 4 quốc gia. Nhóm này được thành lập vào năm 2004 để trợ giúp các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương sau thảm họa sóng thần. Tới năm 2017, “Bộ tứ kim cương” được cho đã bắt trỗi dậy trở lại.

Hồi tháng trước, ngoại trưởng 4 nước trong "Bộ tứ Kim cương" đã có cuộc hội đàm chung. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi đó nói rằng các hành vi ngày càng bành trướng của Trung Quốc ở khu vực khiến sự hợp tác của các nước “Bộ tứ Kim cương” trở nên quan trọng hơn bao giờ hết nhằm bảo vệ các đối tác và người dân khỏi hành vi “cưỡng ép” của Bắc Kinh.