Australia phát hiện các sinh vật biển kỳ lạ thời tiền sử
(Dân trí) - Các nhà khoa học Australia đã phát hiện các sinh vật lạ thời tiền sử dưới vùng biển quanh dãy đá ngầm san hô lớn nhất thế Great Barrier Reef trong khi đang thực hiện sứ mệnh thu thập dữ liệu về các loài bị đe doạ do đại dương ấm lên.
Các loài cá mập cổ đại, cá dầu khổng lồ, các loài giáp xác và các loài mực ống nguyên thủy có tên khoa học là Nautilus nằm trong số các sinh vật biển được camera điều khiển từ xa ghi lại ở độ sâu 1.400m dưới nước tại vỉa đá ngầm Osprey, gần dãy đá ngầm Great Barrier Reef và cách thành phố Cairns của bang Queensland khoảng 350km về phía đông bắc.
Nhóm nghiên cứu - thuộc dự án có tên gọi Deep Australia do Giáo sư Justin Marshall từ Viện não Queensland thuộc Đại học Queensland dẫn đầu - cho hay họ cũng phát hiện vài loài cá mới chưa được nhận dạng, trong đó có các loài cá mập 6 mang tiền sử.
“Trong số các loài sinh vật chúng tôi nhìn thấy, một số loài chúng tôi đã đoán biết trước , một số loài nằm ngoài mong đợi và một số loài chúng tôi vẫn chưa xác định được”, ông.Marshall nói.
“Có một con cá mập nằm ngoài mong đợi của tôi. Vây của nó rất lạ”.
Được biết, nhóm của ông Marshall đã sử dụng các camera cảm ứng ánh sáng nhẹ vốn thường được dùng để rà soát đáy biển cho cuộc nghiên cứu lần này.
Một loài giáp xác hai chân.
Nhóm nghiên cứu sử dụng một đầu cá ngừ để nhử con cá mập 6 mang cổ đại.
Một loài cá vảy chân với "bộ nhá" rất dữ tợn.
Một con cá lưỡi rìu.
Một con sứa đỏ Atolla đẹp mắt.
Một loài giáp xác kỳ lạ.
Màu da lốm đốm của một con mực sống ở vùng nước sâu.
Cá rắn Viper.
Một loài cá với các vết lấm chấm trên mình.
Một loài sứa sống ở vùng nước sâu thuộc họ Peraphilla.
Một loài cá hình thù gớm guốc.
Một loài thuộc bộ chân kiếm.
Một loài cá xấu xí sống ở vùng nước sâu.
Một loài động vật đẳng túc.
Các nhà khoa học đang hạ dàn camera xuống biển để khám phá đại dương.
An Bình
Tổng hợp