1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Australia chi 2,6 tỷ USD mua tên lửa

Đức Hoàng

(Dân trí) - Australia công bố kế hoạch mua tên lửa tầm xa trị giá 2,6 tỷ USD, không lâu sau khi Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh với quốc đảo Solomon, động thái khiến Canberra quan ngại.

Australia chi 2,6 tỷ USD mua tên lửa - 1

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton (phải) đi thăm một cơ sở vũ khí của nước này (Ảnh: EPA).

AP đưa tin, Australia đã quyết định tăng tốc mua tên lửa tấn công tầm xa sớm vài năm so với kế hoạch ban đầu do lo ngại mối đe dọa từ Trung Quốc và Nga.  

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton ngày 5/4 công bố kế hoạch trang bị các tên lửa trị giá 2,6 tỷ USD cho tiêm kích và tàu chiến số, và nâng cao năng lực răn đe của Canberra trước đối thù tiềm tàng.

Trả lời kênh truyền hình Seven, ông Dutton đã nêu ra những mối quan ngại về mặt an ninh liên quan tới Nga và Trung Quốc, nhấn mạnh đây là nguyên nhân khiến Australia thúc đẩy việc mua tên lửa mới.

Theo lịch trình đã được sửa đổi, máy bay chiến đấu FA-18F Super Hornet sẽ được trang bị tên lửa đất đối không cải tiến do Mỹ sản xuất vào năm 2024, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch. Tên lửa JASSM-ER sẽ cho phép máy bay chiến đấu có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly 900 km.

Các tàu hộ vệ lớp ANZAC của Australia và tàu khu trục lớp Hobart sẽ được trang bị tên lửa Kongsberg NSM do Na Uy sản xuất vào năm 2024, trước kế hoạch ban đầu 5 năm. Các tên lửa này sẽ cho phép các chiến hạm tăng gấp đôi tầm tấn công.

Động thái của Australia diễn ra sau khi quốc đảo Thái Bình Dương Solomon công bố thỏa thuận an ninh với Trung Quốc mới đây. Giới quan sát cho rằng, các điều khoản trong thỏa thuận cho thấy đây có thể là dấu hiệu Trung Quốc sắp có thể mở căn cứ quân sự đầu tiên ở quốc đảo Thái Bình Dương. Australia, quốc gia coi Nam Thái Bình Dương là "sân sau" trong nhiều năm qua, đã bày tỏ lo ngại về cuộc cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Trung Quốc trong thời gian tới.

Trung Quốc bác bỏ việc muốn hiện diện quân sự ở Solomon và cáo buộc các bên khác đang cố làm gia tăng căng thẳng.

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Samuel Paparo hôm qua cho rằng, thỏa thuận giữa Trung Quốc và Solomon là "rất đáng quan ngại", đặc biệt với Australia và New Zealand.

Theo AP