1. Dòng sự kiện:
  2. Phe nổi dậy lật đổ chính quyền Syria
  3. Chiến sự Nga - Ukraine

7 năm Cuộc chiến 5 ngày: Saakashvili được Mỹ "biệt phái" Odessa

7 năm sau “Cuộc chiến 5 ngày”, cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili lại có cơ hội đối đầu với Nga trên “đất khách”, với cương vị Thống đốc Odessa -Ukraine.

Vì sao Ukraine bổ nhiệm Saakashvili làm Thống đốc Odessa ?

Thành phố cảng Odessa thuộc vùng Odessa (Odessa Oblast), được Nữ hoàng Nga Yekaterina II thành lập vào năm 1794. Đây là một hải cảng quan trọng về thương mại hàng hải trước đây và đặc biệt là hiện nay, khi Mỹ đang nhăm nhe nắm quyền điều khiển các cảng ở khu vực này.

Thành phố nằm sâu trong vùng lãnh thổ do chính quyền trung ương ở Kiev kiểm soát. Mặc dù 60% cư dân thành phố là người Ukraine, người Nga chỉ chiếm hơn 20% nhưng đại đa số dân chúng lại nói tiếng Nga, nên lực lượng ủng hộ Moscow rất đông, trong đó có rất nhiều người dân bản xứ.

Một vấn đề nữa là Odessa có biên giới rất dài với vùng lãnh thổ ly khai Transnistria (hay còn gọi là Transdniestria hoặc Trans-Dniestr hay Pridnestrovie) của Moldova. Ở đây còn có lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đồn trú từ năm 1992 với hơn 1400 binh lính và nhiều trang bị hạng nặng.

Sự hiện diện của lực lượng quân sự Nga ở đây không chỉ khiến Moldova lo lắng mà cả Ukraine cũng không yên. Với đường biên giới rất dài với vùng Odessa, chính quyền Kiev sợ rằng 1 kịch bản Crimea hay Donbass thứ 2 sẽ lặp lại với vùng đất này.

Ngày 18-3, đúng vào ngày Moscow ký quyết định sáp nhập Crưm vào lãnh thổ Liên bang Nga, các chính trị gia và giới vận động thân Nga tại vùng Transnistria ly khai khỏi Moldova cũng đưa ra đề nghị Quốc hội Nga ra luật cho phép họ gia nhập Liên bang.

7 nam Cuoc chien 5 ngay: Saakashvili duoc My biet phai Odessa

Cựu Tổng thống Gruzia Mikhail Saakashvili được Mỹ điều đến Ukraine

Đó có thể là điều khiến cho Ukraine lo lắng nhất nên việc đầu tiên là họ đã vội vã bán các hải cảng của mình cho Mỹ, tăng cường sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ tại các cảng của vùng Odessa, đồng thời làm ngơ cho các phần tử cực hữu đổ về đây nhằm trấn áp những người có tư tưởng thân Nga.

Ngoài ra, loại bỏ những chính khách địa phương vì lo ngại “dây mơ, rễ má” với Nga, Kiev đã bổ nhiệm ông Saakashvili - một người mang quốc tịch Mỹ làm Thống Đốc cùng với người phó của ông là bà Maria Gaidar, con gái của cố Thủ tướng Nga đầu tiên thời hậu Xô Viết Yegor Gaidar - một chính khách đối lập Nga.

Và dĩ nhiên đó là một sai lầm trầm trọng bởi đối với những chính khách này, “mối thù” với Nga và “nhiệm vụ” được Mỹ giao cho mới là điều quan trọng chứ không phải là cuộc sống của nhân dân bản địa.

Từ khi lên làm Thống đốc, ông Saakashvili đã có hàng loạt tuyên bố và hành động đối đầu với Nga chứ không phải là ổn định cuộc sống của nhân dân, phát triển kinh tế và trấn an những người nói tiếng Nga về nỗi sợ hãi bị đàn áp giống vụ thảm án kinh hoàng ở Tòa nhà Công đoàn hồi tháng 4 năm ngoái.

Mỹ sợ Transnistria sáp nhập vào Nga, tạo phản ứng dây chuyền ở Odessa

Transnistria là một lãnh thổ ly khai nằm phần lớn trên một dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía đông của Moldova với Ukraine. Nhà nước này tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ phía đông sông Dniester, thành phố Bender, và các địa phương lân cận nằm ở bờ Tây.

7 nam Cuoc chien 5 ngay: Saakashvili duoc My biet phai Odessa

Transnistria bị kẹp giữa một bên là Moldova, bên kia là Odessa-Ukraine

Kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1990 và đặc biệt là sau “Chiến tranh Transnistria” vào năm 1992, lãnh thổ này được quản lý bởi Cộng hòa Pridnestrovia Moldova (PMR) - một nhà nước được công nhận hạn chế, Thủ đô không chính thức là Tiraspol.

Cộng hòa Moldova không công nhận độc lập của Cộng hòa Pridnestrovia Moldova và xem phần lớn lãnh thổ của nước cộng hòa ly khai này là một bộ phận của Moldova với địa vị pháp lý đặc biệt là vùng Transnistria (Unitatea teritorială autonomă cu statut juridic special Transnistria), hay Stînga Nistrului (“Tả ngạn sông Dniester”).

Sau khi Liên Xô tan rã, căng thẳng giữa Moldova và Transnistria leo thang thành một cuộc xung đột quân sự, bắt đầu từ tháng 3-1992 và chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 7-1992, với sự giám sát của một cơ quan quốc tế là Ủy ban Kiểm soát Liên hiệp ba bên Nga, Moldova, Transnistria.

Ủy ban này chịu trách nhiệm giám sát các thỏa thuận an ninh trong khu phi quân sự, bao gồm 20 địa phương ở cả hai bên bờ sông. Mặc dù đã ngừng bắn, song vị thế chính trị của lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết triệt để khi Moldova không cho phép vùng lãnh thổ này được tách ra.

Tuy nhiên, Pridnestrovia là một quốc gia độc lập trên thực tế. Nước cộng hòa ly khai này được tổ chức theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, với chính phủ, quốc hội, quân đội, cảnh sát, hệ thống bưu chính và tiền tệ độc lập với Moldova.

Chính quyền Pridnestrovia thông qua một bản hiến pháp, quốc kỳ, quốc ca và quốc huy riêng. Hầu hết người dân chúng nơi đây có quốc tịch Moldova, song cũng có nhiều người có quốc tịch Nga và Ukraine.

Do Nga có sự hiện diện quân sự tại nước cộng hòa nằm bên sườn phía tây Ukraine này nên Tòa án Nhân quyền châu Âu xem Transnistria "nằm dưới quyền lực trên thực tế hoặc ít nhất là chịu ảnh hưởng mang tính quyết định từ Moscow".

Đặc biệt là ngay sau cuộc đảo chính ở Ukraine, lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Yanukovych, tình hình Pridnestrovia có những diễn biến rất phức tạp khiến Moldova rất lo ngại. Lãnh đạo và dân chúng nước cộng hòa này đã không ít lần bày tỏ nguyện vọng được sáp nhập vào Nga.

Ví dụ như vào tháng 5-2014, một thỉnh nguyện thư có khoảng 30.000 chữ ký của người dân nước này, đề nghị được sáp nhập vào thãnh thổ Liên bang Nga đã được chuyển đến Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin trong chuyến thăm Thủ phủ Tiraspol của Transnistria, nhân ngày Chiến thắng 9-5.

7 nam “Cuoc chien 5 ngay”: Saakashvili duoc My “biet phai” Odessa

 

Phong trào ủng hộ Nga ở Odessa vẫn còn rất mạnh

 

Ngoài ra, phong trào thân Nga ở Odessa tuy đã tạm lắng xuống do sự đàn áp của tổ chức dân tộc cực đoan Pravyi Sector nhưng vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ly khai. Chính điều đó đã khiến ông Saakashvili được điều động đến làm thống đốc khu vực này cùng với trợ thủ người Nga Gaida.

Saakashvili đến Odessa để cô lập quân Nga ở Transnistria

Việc Tổng thống Poroshenko bổ nhiệm ông Mikhail Saakashvili làm Thống đốc Odessa có phải là một sai lầm? Muốn hiểu điều này chúng ta thử xem xét địa vị của thành phố cảng và điểm qua tình hình khu vực này từ khi vị cựu Tổng thống Ukraine nhậm chức sẽ thấy vấn đề nằm ở đâu.

Nhậm chức ngày 1-6, đến ngày 8-6, ông Saakashvili đã quyết định không cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đi qua Odessa vào Transnistria, đồng thời ngày 10-6 đã điều động các hệ thống tên lửa phòng không S-300 đến trấn thủ Odessa, gây ra những căng thẳng trong quan hệ với Nga.

Trước đó, Nga đã vận chuyển hàng tiếp tế và luân chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình của họ tới Transnistria bằng 2 tuyến vận tải là đường bộ qua Odessa và đường không từ Crimea, cũng qua không phận tỉnh này, tới sân bay quân sự ở thủ phủ Tiraspol của Transnistria.

Do đó, việc Ukraine chặn đường bộ, làm cho Nga chỉ còn đường không nhưng lại triển khai các hệ thống phòng không S-300 tại khu vực Odessa khiến các máy bay Nga đến Transnistria, có nguy cơ bị bắn hạ bất cứ lúc nào - Mạng tình báo chiến lược toàn cầu Stratfor của Mỹ nhận định.

7 nam “Cuoc chien 5 ngay”: Saakashvili duoc My “biet phai” Odessa

 

Ông Saakashvili đưa ra hàng loạt quyết định bất lợi đối với Nga

 

Đến ngày 26-6, Kiev tiếp tục tập trung số lượng lớn binh lính và vũ khí hạng nặng tới đường biên giới Odessa-Transnistria với cái cớ nhằm “bảo vệ lãnh thổ” trước nguy cơ nước cộng hòa ly khai này có thể tiến hành một chiến dịch quân sự đối với Ukraine.

Tuy nhiên, những hành động này sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột quân sự giữa Transnistria và Ukraine. Nhưng quan trọng hơn, nó có thể gây ra một cuộc đối đầu giữa Nga và chính Ukraine.

Mục đích của việc lập hàng rào biên giới này chính là đưa ra lời cảnh cáo Nga là lực lượng gìn giữ hòa bình của nước này ở Transnistria có thể bị vây chặt bất cứ lúc nào, bởi con đường qua Moldova cũng đã bị bịt kín.

Mục đích của Mỹ là muốn cô lập quân Nga ở Transnistria trong vòng vây của Moldova và Ukraine, không để cho Nga sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ của mình, uy hiếp trực tiếp đến 2 nước này. Và không điều gì thuận lợi hơn là việc lập “hàng rào chắn” ở Odessa.

Hành động này cũng góp phần ngăn chặn nguy cơ ly khai của Odessa, không cho Nga cơ hội “thò tay” vào khu vực này. Chiến lược ngăn chặn Nga còn được đẩy mạnh hơn nữa, với sự hiện diện trong tương lai của quân đội Mỹ ở mảnh đất chiến lược này.

Điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong kỳ sau

Theo Thiên Nam

Đất Việt

7 năm Cuộc chiến 5 ngày: Saakashvili được Mỹ "biệt phái" Odessa - 5