1. Dòng sự kiện:
  2. Chính quyền Trump 2.0
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Tổng thống Hàn Quốc bị bắt

10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II-Phần cuối

Sherman Firefly Như xe tăng Sherman Firefly của Anh là một biến thể của xe tăng Sherman do Mỹ chế tạo. Người Anh đã trang bị cho chiếc xe tăng của họ một khẩu súng chống tăng đầy uy lực - 17 pounder Anh.

Sherman Firefly

10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II-Phần cuối - 1

Sherman Firefly

Sau khi khắc phục một số sai sót ban đầu, Sherman Firefly được đưa vào sản xuất và giá trị của nó đã sớm được công nhận: đây là loại xe tăng Anh duy nhất có khả năng đánh bại cả xe tăng Panther và Tiger khi tham chiến trong phạm vi tiêu chuẩn.

T-34

Đây là loại xe tăng tầm trung được Liên Xô sản xuất từ năm 1940 đến tận năm 1958. Mặc dù các loại biến thể sau của nó được trang bị vũ khí vào lớp giáp tốt hơn nhưng T-34 thường được công nhận là thiết kế xe tăng hiệu quả, có ảnh hưởng lớn nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II-Phần cuối - 2

Sau chiến tranh, T-34 được xuất khẩu rộng rãi. Đây cũng là loại xe tăng được sản xuất nhiều thứ hai mọi thời đại. Đến năm 1996, các biến thể của loại xe tăng thuộc Thế chiến II này vẫn hoạt động ở hơn 27 quốc gia.

T-44

Loại xe tăng thuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai này đã ngừng sản xuất vào giai đoạn cuối của cuộc chiến. T-44 là thế hệ đầu xe tăng hạng trung và là sự kế thừa cho T-34.

10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II-Phần cuối - 3

Khoảng 2.000 chiếc T-44 đã được sản xuất, thiết kế của nó trở thành cơ sở cho các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, loại chiếc xe tăng được sản xuất nhiều nhất của mọi thời đại.

Tiger I

Tiger I là một loại xe tăng hạng nặng của Đức được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được sản xuất từ cuối năm 1942 như một phương án đương đầu với sự kháng cự mạnh không ngờ của lực lượng thiết giáp Liên Xô trong những tháng đầu của Chiến dịch Barbarossa, đặc biệt là T-34 và KV-1.

10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II-Phần cuối - 4

Thiết kế của Tiger I có pháo lên tới 88mm, vốn trước đó đã chứng minh tính hiệu quả trong việc chống lại cả máy bay và xe tăng. Trong suốt cuộc chiến, Tiger I đã tham chiến trên tất cả các mặt trận của người Đức. Nó thường được triển khai thành các tiểu đoàn xe tăng độc lập, với sức mạnh khá lớn.

Tuy Tiger I là đối thủ đáng sợ của nhiều xe tăng đối phương, nhưng nó quá phức tạp, đắt đỏ và mất nhiều thời gian để chế tạo. Chỉ 1.347 chiếc được chế tạo từ tháng 8/1942 tới tháng 8/1944. Tiger I thường gặp hỏng hóc kỹ thuật và vào năm 1944, việc sản xuất bị ngừng lại để nhường chỗ cho loại Tiger II.

Tiger II

Tiger II là tên thường gọi của một loại xe tăng hạng nặng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Tên định danh chính thức của Đức là Panzerkampfwagen Tiger Ausf. B, thường được gọi tắt là Tiger B. Nó cũng thường được biết đến với cái tên không chính thức Königstiger (tên tiếng Đức là "hổ Bengal"), thường được người Mỹ dịch là King Tiger, và Anh là Royal Tiger.

10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II-Phần cuối - 5

Tiger II được thiết kế theo cùng ý tưởng như Tiger I, nhưng có tính năng cao hơn. Nó kết hợp lớp giáp dày của Tiger I cùng với lớp giáp nghiêng của Panther. Mỗi chiếc xe tăng nặng gần 71 tấn, được bảo vệ bởi lớp giáp phía trước dày 100 đến 180 mm và được trang bị pháo 8.8 cm Kampfwagenkanone 43 L/71. Tuy nhiên, động cơ của Tiger II không đủ mạnh cùng với việc tốn nhiên liệu là những hạn chế lớn của loại xe tăng này.

Theo Công Thuận

baotintuc.vn

10 xe tăng uy lực nhất Thế chiến II-Phần cuối - 6