1. Dòng sự kiện:
  2. Xung đột leo thang tại Trung Đông
  3. Ukraine tấn công tỉnh Kursk
  4. Xung đột leo thang ở Trung Đông

10 sự thật thú vị về đồng hồ Kremlin, biểu tượng năm mới của Nga

Chiếc đồng hồ Kremlin trên tháp Spasskaya không chỉ là biểu tượng của Moscow, mà còn là biểu tượng quan trọng trong dịp năm mới ở Nga.

 

Theo truyền thống, khi tiếng chuông ngân vang vào lúc nửa đêm chính thức chào đón năm mới, những lời ước được cầu nguyện giữa tiếng chuông đầu tiên và tiếng chuông cuối cùng sẽ trở thành hiện thực. Dưới đây là 10 sự thật thú vị về chiếc đồng hồ này.

 

10 sự thật thú vị về đồng hồ Kremlin, biểu tượng năm mới của Nga - 1

Chiếc đồng hồ Kremlin trên tháp Spasskaya không chỉ là biểu tượng của Moscow, mà còn là biểu tượng quan trọng trong dịp năm mới ở Nga. Ảnh: RBTH

1. Chiếc đồng hồ Kremlin đầu tiên có từ thế kỷ 15

Chiếc đồng hồ Kremlin đầu tiên có từ năm 1404. Ở thời điểm đó, nó chưa nằm trên tháp mà nằm ở mái vòm lối vào Grand Prince Vasili III. Theo các bản ghi chép lịch sử, chiếc đồng hồ đầu tiên này do một người thợ Serbia có tên Lazarus làm và lắp đặt.

Năm 1962, chiếc đồng hồ được bán cho một tu viện ở Yaroslavl, chiếc đồng hồ mới bắt đầu được lắp trên tháp Spasskaya 1 năm sau đó.

2. Máy đồng hồ đầu tiên được một người Anh thiết kế

Chuông đồng hồ Kremlin được sản xuất và lắp đặt năm 1625 dưới sự giám sát của một kỹ sư người Anh có tên là Christopher Galloway.

Trong các chuyến đi khắp châu Âu, Peter Đại đế đã mua một chiếc đồng hồ khổng lồ ở Amsterdam. Nó được lắp lên tháp vào năm 1706-1709.

Máy móc trong chiếc đồng hồ hiện đại do anh em Butenop từ Đan Mạch sản xuất trong những năm đầu thế kỷ 19.

3. Mặt đồng hồ là độc nhất vô nhị

Thế kỷ 18, mặt đồng hồ nặng gần 400 kg (hơn 880 lbs). Nó được làm bằng gỗ và sơn màu xanh da trời. Nó được chia làm 17 phần và các giờ được thiết kế bằng chữ in hoa trong bảng chữ cái Slavic.

 

10 sự thật thú vị về đồng hồ Kremlin, biểu tượng năm mới của Nga - 2

Chiếc đồng hồ chia làm 17 phần giờ. Ảnh tư liệu: RBTH

Vòng tròn mặt đồng hồ được trang trí với các hình ngôi sao vàng và bạc, mặt trời và mặt trăng. Nó không có các kim chỉ giờ, phút truyền thống, thay vào đó, mặt trời ở trung tâm có 2 tia nắng rất dài, hoạt động như kim đồng hồ. Bản thân 2 tia nắng này cũng không tự quay mà chính hình mặt trời nằm ở giữa này mới quay.

Chiếc đồng hồ bắt đầu đổ chuông khi tia sáng đầu tiên chiếu sáng tháp  Spasskaya và khi trời bắt đầu tối, chiếc đồng hồ chuyển sang rãnh giờ tối. Cứ 16 ngày, tỷ lệ giờ ban ngày và ban đêm lại thay đổi và chiếc đồng hồ cần được khởi động lại.

4. Chiếc đồng hồ được trang trí bằng vàng thật

Năm 1705, với sắc lệnh của Peter Đại đế, chiếc đồng hồ được thiết kế lại theo mẫu của Đức, với khung 12 giờ.

Vào thế kỷ 19, các chi tiết, con số và các vạch phút bằng đồng do anh em nhà Butenop làm, được phủ bằng vàng thật và kim đồng hồ được phủ vàng lá. Năm 1932, Liên Xô sử dụng 28 kg vàng để mạ các chi tiết của đồng hồ như: số, kim và chi tiết khác.

5. Chiếc đồng hồ có 5 mặt

Năm 1925, anh em nhà Butenop đặt 4 mặt đồng hồ bằng sắt ở mỗi mặt của tháp Spasskaya. Sau đó, năm 1999, mặt còn lại được phát hiện trên 1 trong 4 mặt đó, với các số được sơn trên đá trắng.

6. Chuông đồng hồ được trang trí với các biểu tượng

Chuông của chiếc đồng hồ được thả giống như chuông nhà thờ với các biểu tượng và hình chạm nổi. Ngày nay, có tất cả 9 chiếc chuông. Chuông báo 15 phút nặng 340 kg và chuông giờ nặng 2.131 kg (4700lbs).

7. Chiếc đồng hồ được cơ khí hóa hoàn toàn

Cho đến năm 1937, chiếc đồng hồ được lên dây cót bằng tay 2 lần mỗi ngày. Ngày nay, quá trình này được cơ khí hóa hoàn toàn. Trước đây, các chuông thả nặng tới 199 kg luân phiên nhau được nâng bằng tời đặc biệt. Ngày nay chiếc đồng hồ được lên dây cót bằng 3 motor điện tử, và cứ 15 phút đổ chuông một lần.

8. Chiếc đồng hồ từng phát nhiều giai điệu

Năm 1776, sau khi được một thợ thủ công người Đức có tên Fat sửa chữa, chiếc đồng hồ đổ chuông bài “Oh you dear Augustin”.

Anh em nhà Butenop đã từng lên kế hoạch đặt chuông theo giai điệu bài “God Save Tsar” khi đó là quốc ca, nhưng Sa hoàng Nicolas II đã bác bỏ ý tưởng này. Ông tuyên bố chiếc đồng hồ có thể phát mọi giai điệu, trừ quốc ca.

Đến năm 1917, chiếc đồng hồ từng chơi  giai điệu Hành khúc “March of the Preobrazhensky Regiment” và “The Glory of Our Lord in Zion” 4 lần một ngày.

Năm 1918, sau một sắc lệnh của Vladimir Lenin, chiếc đồng hồ, vốn đã bị phá hủy trong thời gian cách mạng, được khôi phục và chơi bài “The Internationale” (Quốc tế ca). Chiếc đồng hồ đổ chuông bài hát cách mạng này cho tới năm 1938.

9. Chiếc đồng hồ từng “im lặng” suốt 58 năm

Năm 1938, chiếc đồng hồ ngừng đổ chuông các giai điệu. Thay vào đó, nó chỉ đổ chuông báo mỗi giờ và mỗi 15 phút. Trong một cuộc cách mạng năm 1974, máy móc được sửa chữa, nhưng một ủy ban đặc biệt của Liên Xô khi đó đã quyết định chiếc đồng hồ này sẽ không phát quốc ca.

Sự im lặng được phá vỡ vào năm 1996, trong lễ nhậm chức thứ 2 của Tổng thống Boris Yeltsin. Chiếc đồng hồ đổ chuông giai điệu “Patriotic Song” của Glinka, khi đó là quốc ca Nga.

Từ năm 1999, chuông đồng hồ phát 2 giai điệu: quốc ca Nga và đoạn điệp khúc “Slavsya” ở cuối bài opera “A life for the Tsar” của Glinka.

10. Năm mới bắt đầu với hồi chuông của đồng hồ Kremlin

Hồi chuông Năm mới của chiếc đồng hồ lần đầu tiên được phát trên radio năm 1923. Sau đó, nó được chiếu trên TV và ngày nay, hàng triệu người Nga ngay nay xem khoảnh khắc chiếc đồng hồ đổ chuông trong đêm giao thừa là thời khắc bắt đầu Năm mới.

 

10 sự thật thú vị về đồng hồ Kremlin, biểu tượng năm mới của Nga - 3

Năm mới bắt đầu với hồi chuông của đồng hồ Kremlin. Ảnh: RBTH

Theo truyền thống, vài phút trước khi đồng hồ đổ chuông, Tổng thống Nga sẽ có bài phát biểu năm mới từ Kremlin. Và nếu bạn ước điều gì trong khoảng thời gian hồi chuông đầu tiên tới tiếng chuông cuối cùng, nó sẽ thành hiện thực.

Theo Thùy Linh

VOV

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm