1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 3539:

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào

(Dân trí) - Toạ lạc dưới chân đỉnh Huồi Xác, bản Huồi Xui còn gọi là Hòa Xuân - một bản nằm nơi biên cương tổ quốc giáp với nước bạn Lào. Huồi Xui được biết đến là mảnh đất xa nhất của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, nơi đây có một điểm trường Mầm non mà khiến nhiều người nhìn qua cũng cảm thấy não nề.

Gian nan đến điểm Trường Mầm non Hòa Xuân

Gian nan đường đến Hòa Xuân

Chiều ngày 29/10, từ thành phố Vinh (Nghệ An) tôi đi ngược lên xã biên giới Keng Đu vượt qua chặng đường dài gần 400km mất gần 1 ngày trời, tôi đã vô cùng ấn tượng về con đường dẫn chúng tôi vào điểm trường Mầm non Hòa Xuân 

Bắt đầu từ trung tâm xã chúng tôi phi xe máy trên hành trình vượt qua hơn 15km đường rừng, cheo leo trên những lưng chừng núi, một bên là dòng sông Nậm Nơn sâu hoắm. Chính dòng sông Nậm Nơn này cũng là đường phân định biên giới Việt - Lào.

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 1
Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 2

Gian nan đường đến bản Hòa Xuân phải đi trên những cung đường mòn nhỏ, qua suối sâu...

Thi thoảng tôi ngoảnh mặt hướng xuống dòng sông sâu hoắm để quan sát là những lúc tim tôi như thắt lại, bởi sự choáng ngợp độ sâu từ trên núi nhìn xuống. Vượt qua hàng chục con dốc dựng đứng đá cuội, có những lúc xe chúng tôi suýt trượt ngã. Rồi qua suối nước ngập khiến xe chết máy dưới làn nước trong xanh từ núi rừng đổ ra.

Hành trình hơn 15km băng rừng, vượt suối của chúng tôi mất gần 2 giờ đồng hồ. “Hôm nay chúng ta khá may mắn là trời nắng. Nếu trời mưa chắc chúng ta không đi xe máy được như thế này đâu. Đây là con đường độc đạo để vào bản Hòa Xuân nên chẳng còn cách nào khác ngoài không đi được xe máy là phải đi bộ.

Có lần gặp trời mưa, cô giáo cắm bản ở đây vì thương các em phải lội qua suối nước ngang lưng quần suýt bị nước cuốn đó nhà báo à. Còn các cô đi xe máy ngã trên đường thì nhiều vô kể. Có lần cô giáo ngã xe xây xước mặt, chân tay… Ở đây các cháu, các cô cắm bản khổ lắm…”, cô Trần Thị Lan - Hiệu trưởng Trường Mầm non Keng Đu đưa chúng tôi đi, chia sẻ.

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 3

Nhiều em học sinh đi chân đất đến lớp.

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 4

Các cháu Mầm non nheo nhóc ở bản Hòa Xuân.

Xa xa những nếp nhà lợp fibro xi măng ở bản Hòa Xuân hiện ra trông đã cũ kỹ - nhìn thoáng qua cứ tưởng đó như một bản làng hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên, ở đây những nếp nhà được làm bằng những thân gỗ cây rừng non, tạp trải qua cả chục năm trời nên cũng đã có biểu hiện xuống cấp trông thấy.

Nằm dưới chân đỉnh Huồi Xác là bản Hòa Xuân có 48 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu. 100% bà con ở bản Hòa Xuân là dân tộc Khơ Mú. Bà con ở bản Huồi Xuân rất vất vả, đời sống chủ yếu dựa vào nương rẫy, thi thoảng xuống dưới dòng sông Nậm Nơn đánh con cá. Còn không người dân chỉ biết ngửa mặt lên trời trông chờ thượng đế ban tặng. Tất cả cuộc sống của bà con ở đây đều phải phụ thuộc vào thời tiết.

Não nề lớp học Mầm non dưới đỉnh Huồi Xác.
Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 5

Cô giáo Xeo Thị Tâm bày dạy cho các em học chữ và số.

Trưởng bản Hòa Xuân Lương Văn Doọc nói: “Bà con ta ở đây khó khăn lắm. Bà con học ít, trình độ dân trí thấp, sản xuất nương rẫy chịu nhiều ảnh hưởng của nắng nóng khá nhiều trong năm, rẫy dốc, cao. Đặc biệt, vùng này chịu ảnh hưởng nóng của thời tiết, thường xảy ra dịch bệnh cho gia súc, trẻ em cũng hay mắc bệnh. Mong muốn của bà con bản ta là điểm Trường Mầm non này được khang trang hơn, sạch sẽ hơn. Ở đây, các cô phải đến từng gia đình để vận động các em đi học, vì các cháu cũng đói lắm”.

Mong có một điểm trường khang trang

Theo báo cáo của UBND xã Keng Đu, tại bản Hòa Xuân học sinh cấp 1 và mầm non có khoảng 55 em; trong đó bậc mầm non giao động từ 23-25 em, các em học sinh ở đây đi học là các cô phải vận động chứ không các bạn cứ thích là nghỉ học nên nhiều khi lớp trống huơ trống hoác.

Điểm Trường Mầm non Hòa Xuân được bà con và chính quyền xã dựng cái nhà làm bằng gỗ, huyện hỗ trợ lợp tôn với kinh phí khoảng 15 triệu đồng.

Lãnh đạo xã, đồn biên phòng, nhà trường và trưởng bản chia sẻ về điểm Trường Mầm non Hòa Xuân.

Cô Trần Thị Lan - Hiệu trưởng Trường Mầm non Keng Đu nói: “Điểm trường Mầm non Hòa Xuân là điểm lẻ thuộc Trường Mầm non Keng Đu. Các em ở đây là lớp ghép 3 đến 5 tuổi. Ở đây các cháu 100% là người dân tộc Khơ Mú.   

Hiện điểm trường này là lớp học tạm, đã xuống cấp, hư hỏng và làm ảnh hưởng đến công tác dạy, học của thầy và trò nơi đây. Tại điểm trường này, chúng tôi “cắm” một cô giáo vừa dạy học vừa nấu ăn cho 23 cháu. Tuy nhiên, trong số 23 cháu này, chỉ có 10 em có chế độ và buộc cô giáo phải san sẻ cho các em khác trong bữa ăn".

Theo ghi nhận của phóng viên, trong khu vực bếp nấu ăn cũng là nơi cô giáo Xeo Thị Tâm kê giường ngủ. Hầu hết các em học sinh tại đây gặp quá nhiều khó khăn.

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 6

Điểm trường lẻ Mầm non Hòa Xuân đã xuống cấp, hư hỏng.

Cô Xeo Thị Tâm (25 tuổi), ở bản Huồi Phuôn, xã Keng Đu ra trường và vào nhận công tác cắm bản gieo chữ ở đây được hơn 1 năm chia sẻ với phóng viên:

“Đường sá đi vào điểm bản Hòa Xuân đất đá, dốc trơn trượt và qua khe suối. Vào mùa mưa, bản Hòa Xuân bị chia cắt với bên ngoài. Em giảng dạy tại đây và cảm thấy thương các cháu rất nhiều. Hằng ngày em phải đến từng nhà vận động các cháu đến lớp. Đến nhà các cháu bảo, không có cơm ăn nên không đến lớp đâu. Ở đây các cháu luôn thiếu ăn, đói nên hay theo bố mẹ lên rẫy.

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 7

Đây là lớp mẫu giáo ghép từ 3-5 tuổi.

Cái khó khăn nữa đối với các cháu ở đây là không biết tiếng Kinh nên giảng dạy cũng vất vả. Có nhiều em bố mất, mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà họ cũng quên đưa cháu đến trường luôn”.

Ghi nhận của phóng viên Dân trí, điểm Trường Mầm non Hòa Xuân được bà con cùng chính quyền xã dựng một cái nhà tạm bằng gỗ, che chắn xung quanh bằng những lớp bạt mỏng, phía trên lợp bằng tôn… Hiện điểm trường này đã xuống cấp, hư hỏng, đồ dùng học tập cho các cháu mỗi khi mưa xuống cũng ảnh hưởng khá nhiều.

Não nề cảnh cô trò điểm trường Mầm non dưới chân đỉnh Huồi Xác

Những tấm gỗ tạp được cô giáo và bà con dân bản làm "giường" để các cháu ngủ trưa.

Ông Lương Văn Ngam - Chủ tịch UBND xã Keng Đu cho biết và mong muốn Báo Dân trí và nhà hảo tâm giúp đỡ để xây được một căn nhà ở điểm Trường Mầm non Hòa Xuân mới bằng sắt thép và lợp tôn để các em ở đây không phải thiệt thòi so với những nơi khác.

"Mong muốn của chúng tôi là làm sao cho bà con, các cháu Mầm non ở bản Hòa Xuân được giảm bớt khó khăn vất vả. Mong có trường lớp ổn định để con cháu ở đây được học hành đến nơi đến chốn, để cô giáo dạy học được chu đáo hơn. Điểm trường này cũng chỉ là căn nhà tạm bợ, đã xuống cấp. Chúng tôi sợ nhất là xuất hiện những cơn mưa bất chợt kèm theo gió lốc sẽ cuốn mất điểm trường này".

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 9

Đồ chơi của các cháu được cô giáo và bà con làm bằng những thân cây rừng và một số được đưa từ trung tâm vào nhưng cũng đã hư hỏng.

Ông Lương Văn Ngam - Chủ tịch ủy ban xã Keng Đu cho biết thêm: Toàn xã có hơn 800 hộ với 5.000 nhân khẩu; có 10 bản. Keng Đu có 2 dân tộc thiểu số là Khơ Mú và Thái. Trong đó, dân tộc Khơ Mú với 9 bản chiếm hơn 90%, dân tộc Thái 1 bản.  

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 10

Một học sinh cõng em qua điểm Trường Mầm non Hòa Xuân đứng nhìn với khát khao mong được đến lớp. Nhưng do quá đói nghèo, bố mẹ đi rẫy nên cháu phải cõng em đi lấy nước từ khe suối.

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 11

Nheo nhóc các em học sinh ở điểm Trường Mầm non Hòa Xuân.

“Từ trung tâm huyện đi vào xã Keng Đu chúng tôi gần 75km. Đường sá đi lại quá khó khăn; mùa mưa nhiều hôm không đi được. Đời sống nhân dân chủ yếu sản xuất nương rẫy, phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, tự cung tự cấp, phụ thuộc vào thiên nhiên, nắng kéo dài thì mất mùa. Năm vừa qua bà con dân bản mất mùa, do nắng nóng kéo dài. Hiện toàn xã có gần 1.347 học sinh từ bậc Mầm non đến THCS. Xã chúng tôi có tới gần 80% hộ nghèo, cao nhất của huyện Kỳ Sơn nhà báo à”.

"Trong thời gian tới, Báo Dân trí giúp đỡ để xây điểm trường ở bản Hòa Xuân thì phía Đồn Biên phòng Keng Đu chúng tôi sẵn sàng phối hợp cùng chính quyền địa phương, bà con dân bản giúp đỡ những ngày công để cùng chung tay xây dựng ngôi trường được nhanh hơn. Bởi hơn bao giờ hết, bản Hòa Xuân là điểm bản xa nhất, khó khăn, khổ nhất của xã Keng Đu rất cần sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, và đặc biệt là thông qua Báo Dân trí", Đại úy Hà Huy Thành - Chính trị viên đồn biên phòng Keng Đu nói.

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 12

Dòng Nậm Nơn cũng chính là đường phân định biên giới Việt - Lào. Nơi đây bà con bản Hòa Xuân xuống đánh bắt cá cải thiện bữa ăn... nhưng cũng khá gian nan vất vả,

Xót xa cảnh cô trò điểm trường Mầm non sát biên giới Việt - Lào - 13

Khi những tia nắng cuối cùng khuất núi chúng tôi hiểu rằng, ở đây vẫn còn quá nhiều thứ phải làm.... Mong sao điểm Trường Mầm non Hòa Xuân được sớm hiện thực hóa giấc mơ cho bà con.

Chúng tôi chia tay các cháu và bà con bản Hòa Xuân cũng là lúc trời nhá nhem tối. Ở đây vào cuối buổi chiều đã lạnh hơn, từng thớ thịt trong người cảm thấy lạnh buốt, nhìn các cháu trên thân thể những chiếc áo mỏng tanh, chân đất làm cho chúng tôi thêm não nề.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẻ chia cùng các cháu ở Hòa Xuân cũng như bà con dân bản để chung tay vì người nghèo và không ai bị bỏ lại phía sau. 

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về xây trường:

1. Mã số 3539:

2. Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0451000476889

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 0451370477371

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 129 0000 61096

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản : Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản : 2611 000 3366 882

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656.

* Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number : 2611 037 3366 886

Swift Code: BIDVVNVX261

Bank Name: Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch

Address: No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam;

Tel: (84-4)3686 9656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0721101010006

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Bao Dien tu Dan tri

Số TK: 0721101011002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206034036

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh.

Tel: 0239.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

 Nguyễn Duy