Mã số 2098:
Học sinh run rẩy qua cầu bê tông già cỗi đến trường
(Dân trí) - Cầu Vành Đai được người dân bắc cách đây hơn 20 năm. Phần mặt cầu làm bằng gỗ đã bị mối mọt xông, trụ cầu bằng bê tông nhưng bị nước bào mòn, nay chỉ to bằng cẳng chân… Vì thế khi người qua phương tiện qua cầu, cầu run rẩy như người ta sàn gạo…
"Hàng ngàn hộ dân ở thị trấn Lai Vung chúng tôi bao năm nay cứ mong mỏi có một cây cầu mới bắc qua kênh Cái Bàn (thuộc khóm 5, thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp - PV), nhưng còn khó khăn quá", đấy là tâm sự của ông Lương Công Bình, Phó Chủ tịch thị trấn Lai Vung khi dẫn chúng tôi đi thị sát cây cầu. Hiện tại, cây cầu Vành Đai bắc qua kênh Cái Bàn đã quá già cỗi, được làm bằng nửa bê tông nửa gỗ, nhưng hàng ngày phải “gồng mình” cho hàng ngàn lượt người dân và học sinh qua lại.
Ông Bình dẫn chúng tôi lên cầu, chỉ rõ từng “vết thương” trên thân cầu rồi cho biết: “Cây cầu này được người dân và chính quyền địa phương bắc cách nay trên 20 năm. Cầu có chiều dài khoảng 25m, chiều ngang chỉ rộng 1,2m. Phần trụ và đường dẫn lên nhịp chính bằng bê tông, nhịp giữa được làm bằng gỗ… Đến nay, phần ván gỗ cũng như các “đòn tay” đỡ nhịp chính bị mối mọt xông gần như hỏng hết. Vừa qua địa phương phải “tiếp sức” cho cầu bằng nhiều ống thép căng từ nhịp giữa lên hai trụ chính cầu. Tuy nhiên điều chúng tôi và bà con lo nhất là phần trụ cầu, tuy là bê tông nhưng qua thời gian, nước bào mòn… đến nay nhiều trụ cầu chỉ còn to bằng cẳng chân. Để đảm bảo an toàn cho người dân trước khi tìm nguồn kinh phí bắc cầu mới, chúng tôi đã gia cố thêm trụ, xiềng các cột với nhau bằng bê tông… để cầu bớt rung khi có người và phương tiện qua cầu”.
Hàng ngàn người dân mong chờ bắc cầu mới mang tên Dân trí.
Chẳng ai ngờ rằng những tuyến đường nối với cầu Vành Đai xe ô tô, xe tải… đã lưu thông cách nay cả chục năm; một bên đầu cầu nối với huyện lộ 30/4 dẫn ra trung tâm huyện, quốc lộ 53; đầu cầu còn lại là tuyến đường liên xã rộng 4m dẫn qua xã Hòa Long, trường THCS Lai Vung… Do vậy, hiện nay cầu Vanh Đai như một điểm thắt cổ chai, gây không ít khó khăn cho người dân lưu thông và vận chuyển hàng hóa.
Trong lúc PV Dân trí đứng trên cầu ghi hình, chứng kiến hai chiếc xe máy cò kè tại nhịp chính mà phát run. Để đi được, một xe đứng yên và hơi nghiêng về bên phải nhường cho chiếc xe còn lại qua cầu nhưng vì cầu quá hẹp nên phần gác chân của hai chiếc xe quẹt nhau, xém chút đã đẩy cả hai rơi xuống sông… Ngoài phút nguy hiểm đó, những lúc có hai ba xe lên cầu một lượt, nhịp chính của cầu rung bần bật, khiến chúng tôi có cảm giác cầu như có thể sập bất cứ lúc nào.
Hàng ngàn hộ dân mơ chiếc cầu mới
Bà Lê Thị Đậm – nhà ngay cạnh cầu Vành Đai cho biết: “Cả chục năm nay rồi chú ơi, bà con ở đây ước ao có một cây cầu mới để giao thương thuận lợi… Nhưng tội nghiệp nhất, lo nhất là tụi nhỏ đi học, do dốc cầu quá cao nên tụi nhỏ xuống dẫn bộ, đã vậy khi lên nhịp chính, nhường qua nhường lại rồi cả người và xe rơi xuống sông hoài. Vợ chồng tôi ở đây, chẳng nhớ đã tham gia cứu vớt bao nhiêu vụ người và xe rơi xuống sông khi đi qua cầu Vành Đai này”.
Em Trần Hùng Anh Kiệt – lớp 6 trường THCS thị trấn Lai Vung cho biết: “Mới hôm rồi, bạn học cùng lớp của cháu không may bị rơi xuống sông khi đi qua cầu Vành Đai. Lúc đó, cháu đang dẫn lên dốc cầu, bạn cháu thì đã ra đến nhịp chính nhưng do gác chân của chiếc xe máy đi ngược chiều quẹt vào làm bạn cháu rơi xuống sông. Rất may chính bác đi xe máy đó đã nhanh nhẹn lao xuống sông, đưa bạn cháu lên bờ… Bởi vậy, mỗi khi tụi cháu qua cây cầu này lo lắm!”
Đồng chí Lương Công Bình - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lai Vung chỉ rõ từng "vết thương" trên thân cầu Vành Đai
Chị Nguyễn Thị Hồng – một hộ hành nghề mua ve chai ở khóm 5 chia sẻ: “Đã hàng chục năm nay bà con nơi đây mong mỏi chính quyền địa phương bắc cây cầu mới cho rộng và kiên cố hơn để thuận lợi cho các em học sinh qua lại cũng như người dân vận chuyển hàng hóa bớt nhọc nhằn và chi phí… Như tôi đây, do cầu nhỏ nên dùng chiếc xe nhỏ này nên một ngày phải 2 -3 bận quay về nhà, xuống hàng rồi mới đi mua tiếp. Nếu cầu lớn, tôi dùng xe lớn hơn vừa mua được nhiều hàng mà không phải tốn thời gian, công sức như hiện nay…”
Do cầu nhỏ, hai dốc cầu đều cao nên những em học sinh đi xe đạp, những người dùng xe ba gác như chị Hồng đều phải vất vả dẫn xe lên cầu… Nhất là những hôm trời mưa, xe chở nặng, dốc cao, đường trơn nên không ít lần chị Hồng cũng như những người hành nghề như chị bị tuột dốc. Rất may những lần đó, chị Hồng chỉ bị trầy sướt nhẹ, phương tiện cũng bị hư hỏng.
Do nhịp chính yếu nên chính quyền địa phương phải "tiếp sức" cho cây cầu bằng những dây thép thế này
Ông Trần Văn Trưởng – Bí thư chi bộ Khóm 5 chỉ cho chúng tôi xem những chỗ ván mục, ông Trưởng nói: “Ở ngay trung tâm huyện mà kênh rạch chằn chịt, nhiều cầu còn “gập ghềnh khó đi” như thế này chắc chỉ có xứ Đồng Tháp. Nói thật cây cầu Vành Đai là điểm nghẽn không chỉ về giao thông ở địa phương chúng tôi mà còn là “cục nghẹn” ở cổ mà chính quyền địa phương bao nhiêu năm qua nuốt không trôi, nhất là khi hay tin một cụ già, một em học sinh té sông… Đau lòng lắm, do vậy nếu được bạn đọc báo Dân trí hỗ trợ, bà con chúng tôi ở đây góp công và một ít tiền để bắc cầu mới. Được vậy, bà con vui mừng lắm!”
Ông Lương Công Bình – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lai Vung (phụ trách mảng xây dựng của thị trấn Lai Vung) cho biết: “Nếu cầu Vành Đai được bắc mới, chiều dài cầu khoảng 25m, mặt cầu rộng 3,5m; tải trọng 2,5 tấn. Với kích thước này địa phương chúng tôi đảm bảo chỉ cần 500 triệu đồng là có thể bắc được cầu. Còn nếu thiếu bao nhiêu nữa, chính quyền sẽ đi vận động bà con nhân dân đóng góp thêm”.
Một số trụ cầu bị gãy được gia cố thêm, số còn lại bị nước bào mòn nay chỉ to bằng cẳng chân người
Nguyên nhân ông Bình mạnh dạng đảm bảo với số tiền chừng ấy sẽ bắc được cầu cho ô tô và xe tải 2,5 tấn đi được là vì tại địa phương có tổ xây cầu từ thiện do người dân thành lập. Đặc biệt tổ xây cầu này là thành viên Hội cầu đường ở địa phương. Vừa qua được Hội cầu đường Trung ương mời ra Hà Nội dự hội nghị tổng kết và được trao bằng khen vì có nhiều thành tích trong việc xây cầu nông thôn, đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.
Nếu ai có đến cầu Vành Đai vào những giờ cao điểm (buổi sáng 6g – 7g, chiều 16g30 – 17g30) mới thấy được lưu lượng người và phương tiện qua cây cầu nhỏ hẹp này nhiều như thế nào. Chỉ tính riêng các em học sinh đang theo học ở các trường trên địa bàn huyện Lai Vung đã có hàng trăm lượt qua lại cây cầu Vành Đai. Đan xen với những màu áo trắng, chiếc xe đạp cọc cạch… là những chiếc xe máy chở hàng lúc nào cũng vội vàng, lách qua các em dù ngay cả khi trên cầu... Nhìn cảnh tượng đó, ai chẳng mà lo khi dòng sông Cái Bàn cuồn cuộn chảy xiết!
Cầu Vành Đai bắc qua sông Cái Bàn đã tồn tại hơn 20 năm qua
Phần nhịp chính được lót ván gỗ... đến nay nhiều chỗ bị mối mọt xông gần như hỏng hết
Hai nhịp dẫn lên cầu làm bằng bê tông nhưng đến nay phần lan can cầu đã "rụng" hết...
Hàng ngày có hàng trăm chiếc xe chở hàng vội vàng như thế này
Mặt cầu chỉ rộng 1,2m nên khi hai chiếc xe máy qua mặt như thế này dễ dàng va chạm rớt xuống sông
Những người buôn bán ve chái như chị Hồng rất vất vả mỗi khi qua lại chiếc cầu này
Vào những ngày mưa rất khó khăn cho người lớn tuổi.... qua cầu, vì hai nhịp dẫn dốc rất cao
Dù xuống xe dẫn bộ thế này nhưng trong lòng các em học sinh vẫn phấp phỏng mỗi khi qua cầu
Hiện nay, chính quyền địa phương lo nhất là các trụ cầu đã già yếu nên cầu có thể đổ sập bất cứu lúc nào.
..
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 2098: Hỗ trợ xây dựng cầu bắc qua kênh Cái Bàn, thuộc khóm 5, thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp.
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Hành