1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

(Dân trí) - Từ sự ủng hộ của bạn đọc, tính đến nay báo Dân trí đã xây dựng được 8 cây cầu để giúp các em học sinh vượt sông tìm chữ. Những cây cầu được đặt tên Dân trí thực sự đã "nối đôi bờ vui" trên khắp mọi miền đất nước.

Chỉ tính riêng năm 2014, thêm 2 cây cầu Dân trí đã được khánh thành, nâng tổng số cầu Dân trí lên con số 8. Điều đặc biệt, cây cầu Dân trí ở Quảng Bình được khánh thành là cây cầu có tổng vốn đầu tư cao nhất lên đến 9,8 tỷ đồng. Riêng cầu Dân trí ở Bến Tre được khánh thành tháng 11-2014 là cây cầu thứ 4 được xây dựng ở ĐBSCL.
 
Cùng điểm lại những cây cầu Dân trí do bạn đọc chung tay với Quỹ Khuyến học Việt Nam và báo Dân trí xây dựng:
 
1. Cầu Dân trí tại Quảng Nam:
 
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Ngày 8/10/2010, bài viết đầu tiên về hình ảnh thót tim khi phụ huynh cùng học sinh ở thôn Phú Mưa, xã Jơ Ngây, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đăng trên Dân trí làm rất nhiều bạn đọc lo lắng và mong muốn được sẻ chia để xây dựng nơi đây một cây cầu

Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

6 tháng sau, với sự chung tay của nhiều tấm lòng, cây cầu Dân trí tại thôn Phú Mưa đã được khởi công vào ngày 15/04/2011

Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Sau hơn 1 năm thi công, ngày 24/06, cây cầu mang tên Dân trí tại thôn Phú Mưa chính thức được khánh thành. Cầu có quy mô cầu vĩnh cửu, chiều dài 90,3m gồm 5 nhịp, rộng 4,5m, tải trọng H10 (xe ôtô có trọng tải 6 tấn có thể lưu thông được) với tổng mức đầu tư gần 6 tỉ đồng, trong đó bạn đọc Dân trí ủng hộ 492 triệu đồng
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Niềm vui của người dân thôn Phú Mưa trong ngày khánh thành cây cầu mơ ước. Từ nay sẽ không còn cảnh các em học sinh phải lội sông đến trường, việc đi lại của người dân cũng trở nên thuận lợi
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Tấm lòng của bạn đọc Dân trí đã đem đến một cuộc sống mới cho người dân và các em học sinh ở thôn Phú Mưa
 
 
2. Cầu Dân trí tại Thanh Hóa:
 
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Ngày 23/03/2011, bài viết về cây cầu sắt “không lan can, không ván gỗ” bắc qua sông ở thôn Thế Vinh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa khiến đường đến trường của học sinh nơi đây khốn khó đăng trên Dân trí một lần nữa khơi gợi lòng nhân ái từ bạn đọc ở trên mọi miền đất nước
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Hơn nửa năm sau đó, cây cầu thứ 5 mang tên Dân trí chính thức được khởi công vào ngày 03/11/2011. Tổng kinh phí xây dựng cầu là 312 triệu đồng, tận dụng phần móng đã có, chi phí còn lại để xây cầu hết 226 triệu đồng, trong đó tổng số tiền bạn đọc báo Dân trí ủng hộ là 248.050.000đ. Cầu có chiều dài 17m, rộng 2,8m, có lan can thành cầu bằng bê tông cốt thép; kết cấu bằng các trụ bê tông cốt thép mác 200 và mặt cầu gồm 3 nhịp bằng bê tông cốt thép mác 200.
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Ngày 28/02/2012, cầu Dân trí tại thôn Thế Vinh chính thức được khánh thành trong niềm vui tột bậc của người dân
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Niềm vui như nhân đôi khi các em học sinh nghèo vượt khó của thôn còn được nhận những tập vở xinh xắn từ chương trình “Một triệu cuốn vở đến với vùng sâu vùng xa” do Dân trí phát động (trong ảnh: Phó Tổng Biên tập Báo Dân trí Phạm Tuấn Anh trao vở đến các em học sinh)
3. Cầu Dân trí tại Kiên Giang:
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Khởi nguồn từ thông tin về một em bé học sinh lớp 3 trường tiểu học Tây Yên 2, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang bị té sông chết đuối trên đường đi học, tổ chức Phật Giáo Shinyo-en Nhật Bản đã phối hợp với Quỹ Khuyến học Việt Nam và báo Dân trí đã tiến hành khảo sát và quyết định hỗ trợ xây dựng cây cầu mang tên Dân trí nơi đây
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Cầu chính thức được khởi công ngày 15/1/2010, dài 65m, rộng 1,5m; bằng bê tông cốt thép và khánh thành ngày 23/05/2010. Trong ảnh: Tổng Biên tập báo Dân trí Phạm Huy Hoàn trong ngày khánh thành cầu Dân trí tại Kiên Giang
Cây cầu mơ ước nối đôi bờ vui của bà con thôn Kinh Xáng và Tây Yên 2 nao nức trong ngày khánh thành

Cây cầu mơ ước nối đôi bờ vui của bà con thôn Kinh Xáng và Tây Yên 2 nao nức trong ngày khánh thành
Các em học sinh đã có một cây cầu chắc chắn, an toàn trên đường đến trường

Các em học sinh đã có một cây cầu chắc chắn, an toàn trên đường đến trường
 
4.Cầu Dân trí tại Kon Tum:
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Dòng sông Pô Kô hung dữ trên địa bàn xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chỉ có 2 cây cầu treo đã mục nát, hết sức nguy hiểm cho học sinh cũng như người dân khi vượt sông tìm chữ, mưu sinh cuộc sống
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Nhiều người dân đánh liều tính mạng khi qua sông bằng cáp treo. Cũng từ những hình ảnh này mà bạn đọc đã thôi thúc báo Dân trí khởi công xây dựng một cây cầu kiên cố để giúp bà con, học sinh nơi đây thuận lợi hơn trong sinh hoạt cũng như đến trường
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Hơn 1,2 tỷ đồng đã được bạn đọc ủng hộ qua Quỹ Nhân ái và cây cầu được chính thức khởi công vào ngày 27/6/2010 trước sự hồ hởi của đông đảo người dân và học sinh nơi đây
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Chỉ 5 tháng sau đó, ngày 15/11/2010, cầu Dân trí bắc qua sông Pô Kô đã được khánh thành. Cầu được thiết kế là loại cầu treo dây võng một nhịp, bề rộng mặt cầu là 1,2 mét, tổng chiều dài tuyến 167,05 mét (trong đó chiều dài cầu treo 120 mét, chiều dài đường dẫn hai đầu cầu 47,05 mét).
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Từ đây người dân cũng như học sinh ở Đăk Ang vượt sông Pô Kô đã dễ dàng hơn. Cây cầu ngoài việc giúp các em học sinh dễ dàng hơn trên đường đến trường còn giúp phát triển đời sống kinh tế của bà con khi giao thông đi lại đã thuận lợi
 
5. Cầu Dân trí tại Cần Thơ:
 
Đây là cây cầu bằng ván mục nối 2 xã Trường Xuân A và Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ

Đây là cây cầu bằng ván mục nối 2 xã Trường Xuân A và Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ
Đây là cây cầu bằng ván mục nối 2 xã Trường Xuân A và Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ

Nhiều em học sinh qua sông đã bị té, nên người dân cũng như các em học sinh nơi đây luôn mong mỏi có một cây cầu kiên cố, vững chãi hơn.
Đây là cây cầu bằng ván mục nối 2 xã Trường Xuân A và Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ

Ngày 8/4/2011, cây cầu Dân trí được khởi công xây dựng tại xã Trường Xuân A nối với xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ và khánh thành ngày 25/6/2011. Cầu có chiều dài 31m, rộng 2m, độ cao thông thuyền là 2,3m, có lan can và trụ bê tông chắc chắn, nhịp cầu giữa lắp đặt dàn cầu thép tráng kẽm loại CS2.0 dài 7,2m. Tổng kinh phí xây dựng cầu là gần 219.390.175 đồng. Trong đó, Báo điện tử Dân trí vận động hỗ trợ 100 triệu đồng; Quỹ Khuyến học Việt Nam vận động hỗ trợ 100 triệu đồng, công ty cổ phần thủy sản Bình An hỗ trợ 20 triệu đồng.
Đây là cây cầu bằng ván mục nối 2 xã Trường Xuân A và Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ

 
6. Cầu Dân trí tại Hậu Giang:
 
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Đây là cây cầu Xẻo Cỏ xập xệ, già cỗi ở ấp Long Hưng, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Cầu trơn trượt khi trời mưa nên các em học sinh rất sợ mỗi khi đi qua trên đường đến trường
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Ngày18/8/2013 cầu Dân trí ở ấp Long Hưng 2, xã Tân Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang chính thức khởi công. Sau hơn 2 tháng xây dựng cầu Dân trí khánh thành và đưa vào sử dụng. Tổng mức đầu tư 279 triệu đồng, trong đó tổ chức Shinnyo-en – Nhật Bản thông qua Quỹ Khuyến học Việt Nam tài trợ 10.700USD tương đương 225 triệu, phần còn lại do ngân sách huyện Long Mỹ đóng góp.
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Cây cầu mới mang tên Dân trí khang trang, sạch đẹp khiến các em học sinh hết sức nô nức, vui mừng mỗi lần đi qua
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

"Cây cầu Dân trí từ nay sẽ giúp bà con và các em học sinh đi lại dễ dàng hơn. Nó sẽ góp phần gắn kết hơn nữa giữa nhân dân Nhật Bản xa xôi và nhân dân Việt Nam. Chúng tôi rất mong thông qua các hoạt động giao lưu, sự gắn kết về mặt tình cảm giữa quý vị và chúng tôi sẽ bền chặt sẽ sâu sắc như những người bạn hữu”- Ông NaKazaWa TesSuRo, đại diện Tổ chức Phật giáo Shinnyo-en Nhật Bản bày tỏ khi lần thứ 3 tài trợ xây cầu ở ĐBSCL.


 
7. Cầu Dân trí tại Quảng Bình:
 
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Học sinh ở bản Ka Oóc, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đến trường phải bơi qua sông đã làm hàng trăm ngàn tấm lòng bạn đọc xót xa để cùng chung tay góp sức hỗ trợ xây dựng một cây cầu nơi đây
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Phải mất gần đến 3 năm, cây cầu mơ ước dành cho các em học sinh mới được hoàn thành. Điều đáng mừng đây là cây cầu mang tên Dân trí có tổng vốn đầu tư lớn nhất: 9,8 tỷ đồng, trong đó bạn đọc ủng hộ qua Quỹ Nhân ái báo Dân trí hơn 1,3 tỷ đồng, còn lại do ngân sách nhà nước hỗ trợ địa phương đầu tư.
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Cầu Dân trí tại Quảng Bình được khánh thành không chỉ hỗ trợ cho các em học sinh vượt sông đến trường an toàn, nhất là vào mùa mưa lũ mà còn giúp phát triển đời sống kinh tế, giao thông đi lại của hàng nghìn hộ dân nơi đây.
 
8. Cầu Dân trí tại tỉnh Bến Tre:
 
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Đây là cây cầu có tên Rạch Bùn ỡ xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre khi chưa được xây dựng. Cây cầu tạm với các thanh tre, gỗ mục khiến các em học sinh rất sợ mỗi khi vượt qua để đến trường. Dưới sự giúp đỡ của tổ chức Shinnyo-en, thông qua Quỹ Khuyến học Việt Nam và báo Dân trí, cây cầu đã được tháo dỡ để xây mới với kinh phí 197 triệu đồng
Những cây cầu “nối đôi bờ vui” mang tên Dân trí

Câu Dân trí tại Bến Tre chính thức được khánh thành vào tháng 11-2014, đây là cây cầu Dân trí thứ 4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, và là cây cầu thứ 3 do tổ chức Shinnyo-en Nhật Bản thông qua Quỹ Khuyến học Việt Nam và báo Dân trí tài trợ. Cầu có chiều dài 20m, rộng 2,2m, tải trọng 1 tấn với kinh phí xây dựng là 197 triệu đồng. Những cây cầu Dân trí tại khu vực sông nước đồng bằng Sông Cửu Long ngoài ý nghĩa giúp học sinh vượt sông tìm chữ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và phát triển đời sống kinh tế còn thể hiện tình cảm của bạn đọc trong và ngoài nước, nhất là tình cảm của những tấm lòng hảo tâm đến từ đất nước mặt trời mọc với người dân Việt Nam.
 
Thế Nam (tổng hợp)