PhotoStory

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp

Thực hiện: Dương Nguyên

(Dân trí) - 40 trẻ mầm non với 4 độ tuổi ở thôn biên giới của Hà Tĩnh chen chúc học tập, ngủ và ăn bán trú trong phòng học chỉ 30m2. Các cô giáo mong mỏi bạn đọc Dân trí hỗ trợ để các em có phòng học mới an toàn.

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 1

Thôn Phú Lâm, xã Phú Gia (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) nằm lọt thỏm giữa dãy núi Trường Sơn, giáp biên giới Lào. Nơi đây có 61 hộ dân tộc Lào Thưng và 114 hộ người Kinh sinh sống. Cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, dân cư nằm thưa thớt.

Lớp học chung chật hẹp của 40 trẻ mầm non vùng biên giới (Video: Dương Nguyên).

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 2
Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 3

Để đến được thôn Phú Lâm, các cô giáo cắm bản và người dân, du khách phải trải qua cung đường ngoằn ngòeo dài hàng chục km. Hiện nay, con đường này xuống cấp nghiêm trọng, nhiều điểm sạt lở khiến việc đi lại rất khó khăn.

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 4

Trường Mầm non Phú Gia tại xã Phú Gia được thành lập năm 1960 với 2 điểm trường. Điểm trường trung tâm đóng tại thôn Phú Vinh và điểm trường số 2 đóng tại thôn Phú Lâm, xã Phú Gia.

Đặc biệt, điểm trường mầm non tại thôn biên giới Phú Lâm nằm cách điểm trung tâm 16km, cách trung tâm thị trấn huyện Hương Khê khoảng 25km. Điểm trường này có 2 căn nhà cấp 4 (rộng hơn 30m2 và 25m2), một căn được sử dụng làm phòng học, căn còn lại là bếp ăn và nơi ở bán trú của học sinh.

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 5

Trong đó, căn nhà rộng hơn 30m3 được sử dụng làm phòng học chung cho lớp ghép 4 độ tuổi với 40 trẻ. Trải qua quá trình hàng chục năm sử dụng, phòng học này đã xuống cấp nghiêm trọng.

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 6
Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 7

Cô giáo Lê Thị Hữu (SN 1967, người gắn bó với điểm trường 30 năm qua) chia sẻ, nhiều thế hệ con em người Kinh và dân tộc thiểu số của thôn Phú Lâm từ trước đến nay đều trải qua thời gian học tập tại phòng học chật hẹp này.

"Nhiều năm trước, cô trò cùng các em phải giảng dạy, học tập trong phòng cũ kỹ, tường và nền nhà bong tróc loang lổ. Chúng tôi thương các em nhưng không có kinh phí nên không biết làm sao, chỉ còn cách hư đến đâu sửa đến đó như mua xi măng, vôi vữa về tự trám các vị trí hư hỏng", cô Hữu chia sẻ (Ảnh chụp năm 2020 do nhà trường cung cấp).

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 8
Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 9
Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 10

Những năm gần đây, nhà trường trích một khoản kinh phí, kêu gọi thêm một số nguồn tài trợ để sơn lại tường, ốp trần nhà, lát lại nền gạch và lắp đặt mái che tôn trước phòng học. Nhưng đó chỉ là giải pháp "chữa cháy" tạm thời. Căn phòng học chung của 40 trẻ đã quá niên hạn sử dụng nên cứ sau mỗi lần tu sửa lại tiếp tục xuống cấp.

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 11
Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 12
Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 13

Cùng với đó, phòng bếp nấu ăn của điểm trường cũng rất chật hẹp, tường nứt nẻ. Những cánh cửa gỗ bị hư hỏng, mối mọt ăn sau thời gian dài sử dụng.

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 14

Ngoài ra, tại điểm trường này, cô và trò hàng ngày phải sử dụng nơi rửa tay và nhà vệ sinh tạm thời, không khép kín nên rất bất tiện.

Hàng chục trẻ mầm non miền núi chen chúc trong phòng học xuống cấp - 15

Trao đổi với phóng viên Dân trí, cô Lê Thị Quyên, Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Phú Gia, cho biết hiện nay phòng học lớp ghép 4 độ tuổi tại điểm trường Phú Lâm bị xuống cấp, không đảm bảo về diện tích cũng như sự an toàn.

"Tuy nhiên, địa phương khó khăn, phụ huynh ít, chủ yếu làm nông nghiệp nên công tác xã hội hóa đạt thấp. Với mong muốn các cháu tại điểm trường có phòng học mùa đông ấm, mùa hè mát, chúng tôi tha thiết mong bạn đọc báo Dân trí và các doanh nghiệp, mạnh thường quân hỗ trợ nhà trường đầu tư, xây dựng mới một phòng học kiên cố với diện tích khoảng 120m2, nhà bán trú và khu vệ sinh. Chúng tôi cam kết sẽ sử dụng, bảo dưỡng công trình đúng mục đích, đúng ý nghĩa", cô Quyên bày tỏ.

Mọi sự ủng hộ, giúp đỡ mã số 5155 xin gửi về:

Báo Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

(nội dung chuyển khoản ghi: ủng hộ MS 5155)

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Dân trí

- Số tải khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân

3. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53, Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tel: 0914.86.37.37

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 

Tel: 0292.3.733.269