Mã số 4096:
Chuyện tình cảm động rớt nước mắt của vợ chồng mù và tiếng đàn ngân xót xa!
(Dân trí) - Cụt tay, mù từ nhỏ, tiếng đàn của ông ngân lên như chính vết dao cứa vào cuộc đời đầy đau khổ của ông vậy. Nằm mơ ông không dám nghĩ thầy giáo gả con gái cho mình, để rồi cuộc đời lại ngân lên xót xa.
Con đường bê tông nhỏ bên ga Diêu Trì, đi qua nhiều đoạn hẻm ngoằn ngòeo có đoạn 2 xe máy đi ngược chiều phải dừng lại tránh nhau, dẫn chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Bình và bà Huỳnh Thị Hương (ngụ tại xóm 6, thôn Vân Hội 2, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, Bình Định).
Căn nhà rộng chừng 32m2, không sổ đỏ được mua bằng 1,5 chỉ vàng cách đây 28 năm. Trong đó, phần sân nhà thuộc đất hành lang đường sắt. Trong căn nhà ấy, cung thanh, cung trầm một thời mưu sinh giờ đã tắt lịm, chỉ còn tiếng đời ngân lên trong nỗi xót xa
Ông Bình năm nay 63 tuổi, hơn bà Hương 6 tuổi. Tưởng chuyện tình cổ tích của cậu học trò mù - Nguyễn Văn Bình, cụt bên tay trái và cô con gái thầy dạy nhạc là bà Huỳnh Thị Hương sẽ luôn ngập tràn hạnh phúc bên bốn người con. Nào ngờ, tai họa bất ngờ giáng xuống, khi con trai đầu của vợ chồng ông bà là Nguyễn Phước Hưng (38 tuổi, làm nghề thợ sơn) mắc bệnh hiểm nghèo, nằm liệt giường nhiều tháng qua.
Ông Bình kể, ông sinh ra trong gia đình nghèo xã Nhơn Khánh (thị xã An Nhơn, Bình Định), năm 7 tuổi ông đã bị mất cánh tay trái vì tai nạn vũ khí trong thời chiến tranh.
Khi ấy ông còn nhỏ, nhặt được quả lựu đạn đem về chơi thì bị lựu đạn phát nổ. Ngày đó, ông còn quá nhỏ để có thể hiểu được mức độ nguy hiểm của loại vũ khí giết người đó.
Năm lên 9 tuổi, hai mắt ông bị mù hoàn toàn, kể từ đó tuổi thơ của ông sống trong bóng tối. Ngày ấy, ở địa phương có đôi vợ chồng mù mở lớp dạy nhạc nên cha mẹ xin cho ông đi học đàn.
Ông Bình kể lại, thầy, cô giáo và cô con gái (bây giờ là cha mẹ vợ), tất cả chúng tôi đều không nhìn thấy gì. Cuộc sống không ánh sáng, chẳng cần nói ai cũng có thể hình dung nó khó khăn, vất vả như thế nào.
Gia đình nghèo, bản thân bị tàn tật, mù lòa nên cha mẹ cho ông Bình đi học đàn để cốt có cái nghề mưu sinh, đâu có nghĩ tới chuyện vợ con. Và vì thế, hàng ngày, chỉ có tiếng đàn réo rắt theo ông Bình làm bạn.
Đau xót về cuộc đời, về tuổi thơ đầy bất hạnh, có lẽ vì thế, tiếng đàn của cậu học trò Nguyễn Văn Bình, nghe như chính nhưng vết dao cứa vào cuộc đời ông vậy. Trong lớp học, mỗi lần ông tấu lên những bản nhạc, cho dù âm luật khi đó ông còn chưa vỡ, nhưng ông được cha mẹ khen.
Cũng vì cảm cậu học trò của cha mẹ qua những bản nhạc có phần hơi buồn và nghe như than trách về số phận cuộc đời nên con gái thầy dạy nhạc đã đem lòng thương mến ông Bình.
Ông Bình nhớ lại, khi đó đi học nhạc chỉ nghĩ đến để sau này có tiếng đàn mưu sinh nơi góc chợ, bến xe, nhà ga... chứ nằm mơ tôi cũng chẳng dám nghĩ tới chuyện vợ con.
Nào ngờ, cuối cùng gia đình thầy giáo cảm thông và gả con gái cho ông Bình. Thời ấy còn bao cấp khổ lắm, cưới xong vợ chồng ông dắt nhau lên ga tàu lửa hát xẩm kiếm sống. Khi nghề hát xẩm bị cấm, vợ chồng ông Bình lại dắt díu vào Sài Gòn bán vé số mưu sinh.
Rồi hạnh phúc vỡ òa như bao đôi vợ chồng khác, khi đứa con đầu chào đời. Ông Bình chia sẻ, dù không nhìn thấy mặt con nhưng hạnh phúc đến nghẹn ngào là giây phút đầu tiên ông được nghe tiếng khóc của con.
Sau đó, vợ chồng ông tiếp tục sinh thêm ba người con nữa. Điều may mắn, cha mẹ bị mù nhưng cả bốn người con của ông Bình, bà Hương sinh ra đều lành lặn.
Cuộc sống dù còn thiếu trước, hụt sau nhưng vợ chồng ông và người con trai cả Nguyễn Phước Hưng (38 tuổi), chưa lập gia đình luôn tràn ngập tiếng cười. Nhưng số phận thật trớ trêu, cuối năm vừa qua, Tết đã cận kề, vợ chồng ông Bình nhận cú sốc khi anh Hưng bị viêm màng não do lao, nằm liệt giường.
Ông Bình kể, mới đầu thấy con kêu chân tay tê, cứ tưởng đau thần kinh tọa, dần dần mắt mờ nhìn không rõ. Lúc này vợ chồng tôi đưa con trai đi Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định chữa trị. Do bệnh nặng, Hưng được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM để khám, điều trị. Điều trị một thời gian thì tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Theo kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Hưng bị viêm màng não do lao; viêm não, viêm tủy và viêm não - tủy khác. Suốt 24/24 giờ ở bên để lo cho con trai, bà Hương ngậm ngùi kể, cứ một lát Hưng lại gọi ba má lật người qua bên trái, bên phải. Rồi chân tay tê nhức, hai tay co rút, bà Hương phải thường xuyên ngồi xoa bóp, giờ phần mông lại bị lở loét do nằm một chỗ quá lâu.
"Từ khi sinh ra trong gia đình nghèo khó, ăn ở tạm bợ nên bảo hiểm y tế của con cũng không có. Khi nhập viện nhiều người thấy thương hoàn cảnh gia đình nên họ cho tiền ăn cơm, cháo, có người góp tiền mua bảo hiểm cho con", ông Bình kể.
Cũng bởi hoàn cảnh gia đình nghèo khổ mà các con không được ăn học đến nơi, đến chốn. Nên người con trai và hai người con gái còn lại đều sớm nghỉ học, tha hương vào miền Tây lập gia đình rồi lên Sài Gòn thuê phòng trọ đi làm công nhân. Cuộc sống của các con nuôi thân cũng còn chưa nổi, nên vợ chồng ông Bình cũng không trông cậy được gì.
Ông Võ Tiến Sĩ, Chủ tịch UBND xã Nhơn Khánh (thị xã An Nhơn), vợ chồng ông Bình là người dân ở địa phương, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên phải bỏ quê hương mưu sinh nơi khác. Bản thân ông Bình bị tàn tật, mù lòa nên việc mưu sinh lại càng khó.
Cách đây mấy tháng, người con trai đầu mắc bệnh rất nặng. Hiện, ông Bình đang nhận chế độ bảo trợ khuyết tật vài trăm nghìn đồng hàng tháng tại địa phương, nhưng từng đó là không đủ trang trải cuộc sống trong điều kiện con bệnh nặng, vợ chồng không thể tự mình đi bán kẹo dạo mưu sinh, khiến cuộc sống đi vào ngõ cụt.
"Hơn lúc nào hết, vợ chồng ông Bình rất cần sự chung tay giúp đỡ của những nhà hảo tâm. Thay mặt chính quyền địa phương, tôi rất mong muốn thông qua báo Dân trí sẽ là cầu nối để những tấm lòng thơm thảo chung tay giúp đỡ vợ chồng ông trong lúc khó khăn", ông Sĩ chia sẻ.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4096: Ông Nguyễn Văn Bình
Địa chỉ: Hiện tạm trú tại Xóm 6, thôn Vân Hội 2, thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Điện thoại: 0933.712.907
2. Báo điện tử Dân trí
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Emai: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
VP Cần Thơ: Số 10 đường Trần Bình Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269