Mã số 4444:

Ấp nghèo mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu, thoát cảnh bị sông nước cô lập

Nguyễn Cường

(Dân trí) - Người dân ở xã Thạnh Quới (Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) khao khát ước có một cây cầu kiên cố nối liền hai bờ sông để thuận lợi việc đi lại và giao thương với bên ngoài.

Bao năm qua, khi đời sống xã hội thay đổi từng ngày, giao thương nhộn nhịp thì người dân ấp Quy Lân 6 (xã Thạnh Qưới, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ) vẫn như bị bó buộc giữa bốn con kênh, cầu giao thông ở đây bé xíu, cũ nát, xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Huỳnh Văn Tình - Trưởng ấp Quy Lân 6 cho biết, các hộ dân nơi đây bị bao vây bởi những con kênh, ngoài đường sông thì lối đi duy nhất từ ấp ra ngoài là một chiếc cầu tạm mà mỗi lần ai qua cũng tưởng chừng như "rớt tim".

Dân nghèo mong một cây cầu chắc chắn để con em an tâm tới trường

"10 năm trở về trước, người dân ở đây muốn đi đâu chỉ có ghe xuồng, không nhà nào sắm xe máy vì không dùng đến. Bí bách quá, mọi người mới góp tiền mỗi hộ dân mấy trăm nghìn mua vật tư về làm cây cầu tạm.

Trụ cầu là mấy cây cột điện cũ, mặt cầu thì làm từ thép xoắn hàn thành tấm. Cầu chỉ xe máy chạy qua được thôi nhưng lắm lúc cũng rung dữ lắm. Nhiều người không dám chạy xe qua mà phải xuống dắt bộ", ông Tình nói thêm.

Ấp nghèo mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu, thoát cảnh bị sông nước cô lập - 1

Cây cầu tạm mong manh chỉ "gánh" được xe máy, xe đạp và người đi bộ (Ảnh: Nguyễn Cường).

Chiếc cầu mỏng manh cứ hễ có người hay xe đi qua là lại "đung đưa". Người trong ấp đã quen nhưng cũng không khỏi rùng mình, người lạ muốn qua cầu chỉ có cách xuống xe dắt bộ mới hạn chế "đau tim".

Đường đi không thuận lợi nên không có giao thương, vật liệu xây dựng, phân bón muốn mua phải chở về bằng xe máy, muốn đại lý giao tận nhà thì phải chấp nhận đắt hơn nơi khác. Thóc lúa làm ra rồi cũng không chở đi bán được, gọi ghe vào chở thì mất tiền phí mà gọi thương lái đến thì phải chấp nhận bán rẻ, thiệt đơn thiệt kép.

Ấp nghèo mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu, thoát cảnh bị sông nước cô lập - 2

Nếu xe máy chở 2 người lớn đi qua chiếc cầu sẽ rung lên dữ dội (Ảnh: Nguyễn Cường).

Cầu yếu, xe ba gác, xe lớn không vào được nên trong ấp cũng chỉ có đường mòn, một lối hẹp vừa người đi nằm giữa 2 bên cỏ mọc um tùm. Mỗi gia đình trong ấp có từ 2 đến 3 em nhỏ đang tuổi đi học, đường đi khó khăn nên các em phải cần người lớn đưa đi rước về, thêm nhiều bất tiện.

Những người trong ấp bảo rằng cuộc sống bây giờ tuy đã tốt hơn trước đây rất nhiều, nhưng so với những khu dân cư xung quanh thì nơi đây đang bị tụt hậu. Kinh tế hầu hết dân trong ấp đều dựa vào mấy công lúa, lời lãi bấp bênh, có năm làm quần quật không đủ tiền phân thuốc.

Ấp nghèo mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu, thoát cảnh bị sông nước cô lập - 3

Ánh sáng có thể xuyên thấu qua mặt cầu. Chiếc cầu được xây dựng mà không có bản vẽ nào, giới hạn tải trọng là "đừng chở nặng quá không nó sập" (Ảnh: Nguyễn Cường).

Bà Phạm Thị Ảnh có 2 người con đều đã lập gia đình và đi làm ăn xa, để lại cho vợ chồng bà chăm 4 đứa cháu. Mỗi ngày 4 cữ vợ chồng bà phải căn giờ để đưa các cháu đi học, đón các cháu về, vì thế nên làm gì cũng tranh thủ.

"Chú xem đường thì cỏ dại, cầu thì rung như thế này, để các cháu lớp một lớp 2 đi sao mà an tâm được. Người dân cũng muốn làm cây cầu chắc chắn để an tâm đi lại, mà chỉ trông vào vụ lúa, mùa màng thì thất bát, gom góp không nổi nên cứ luẩn quẩn bao năm vậy", bà Ánh xót xa.

Ấp nghèo mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu, thoát cảnh bị sông nước cô lập - 4

Bà Ảnh chở 2 đứa cháu đi học về, phía sau là những chiếc xe chờ tới lượt đi qua (Ảnh: Nguyễn Cường).

Những người dân trong ấp kể rằng mấy năm trước phải cắt cử người đứng nhắc nhở xe từ nơi khác đến xuống tải trước khi qua cầu. Dần dần mọi người đều biết cầu yếu nên không ai dám đi qua mà chở quá nặng.

Ông Tình cho biết người dân trong ấp cũng đã nhiều lần có ý định góp tiền để xây cầu, nhưng cứ gom góp gần đủ thì giá vật liệu lại tăng, lại phải hoãn. Mấy năm gần đây giá vật liệu tăng phi mã nên người dân gần như đã từ bỏ "ước mơ" xây được chiếc cầu.

Ấp nghèo mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu, thoát cảnh bị sông nước cô lập - 5

Những chi tiết được xây lắp tạm bợ (Ảnh: Nguyễn Cường).

"Chỉ làm chiếc cầu rộng khoảng 2m cho xe ba gác chạy vào được thì tốn từ khoảng 200 triệu đồng đến hơn 300 triệu đồng. Dân ít, mỗi hộ có mấy công ruộng, làm một năm lãi không đến chục triệu đồng nên bảo gom góp số tiền lớn như vậy khó lắm.

Người dân trong ấp rất mong có đơn vị, nhà hảo tâm nào giúp cho một khoản kinh phí, thiếu bao nhiêu người dân sẽ góp thêm vào, tiền công thợ, tiền ăn uống người dân sẽ chia nhau. Giờ chỉ có vậy chứ bảo người dân tự túc thì không biết bao giờ mới góp đủ. Nếu được giúp thì người dân chúng tôi biết ơn nhiều lắm", ông Tình tâm sự.

Ấp nghèo mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu, thoát cảnh bị sông nước cô lập - 6

Trụ cầu là cột điện thải loại, đã bong tróc, sứt mẻ (Ảnh: Nguyễn Cường).

Khi nghe nói việc ấp muốn xin hỗ trợ xây cầu, người dân ai cũng mừng, không ít người xung phong lo chuyện cơm nước, ăn ở cho đội thợ. Một chiếc cầu chắc chắn để có thể thông thương thuận lợi, để con cháu được đi học an toàn đã là ước mơ bao nhiêu năm của người dân trong ấp.

Ông Phạm Thanh Sơn - Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Qưới cho biết cây cầu ở ấp Quy Lân 6 nếu được xây kiên cố sẽ góp phần rất lớn thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo nên một trục giao thông mới, thuận tiện, rút ngắn khoảng cách đi lại giữa các khu dân cư trong xã và đi các xã lân cận.

Ấp nghèo mong bạn đọc Dân trí giúp xây cầu, thoát cảnh bị sông nước cô lập - 7

Không có giao thương nên bao nhiêu năm qua cái nghèo vẫn không chịu rời khỏi ấp (Ảnh: Nguyễn Cường).

Địa phương đã có kế hoạch xây dựng đường nông thôn rộng khoảng 2,5m đến 3m đi qua ấp Quy Lân 6. Nếu xây cầu kiên cố có khổ rộng đồng bộ với đường thì chi phí nguyên vật liệu sẽ cần khoảng 300 đến 400 triệu đồng, đây là khoản tiền lớn địa phương rất cần hỗ trợ.

Ngoài ra, các chi phí khác như công thợ, vận chuyển, ăn uống cho công nhân địa phương sẽ lấy từ ngân sách và huy động người dân đóng góp.

"Nhu cầu về một cây cầu kiên cố cho ấp Quy Lân 6 đã có từ lâu nhưng địa phương chưa bố trí được kinh phí. Địa phương rất mong thông qua chương trình Nhân ái của báo Dân trí sẽ nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ các bạn đọc, các mạnh thường quân để người dân, con em ấp Quy Lân 6 sớm có được chiếc cầu, có cơ hội đổi đời để vươn lên trong cuộc sống", ông Sơn nói.

Mọi đóng góp hảo tâm giúp mã số 4444 xin gửi về:

1. Báo điện tử Dân trí

Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490

Email: nhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 1017378606

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1017780241

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản EUR tại Vietcombank:

Account Name: Bao Dien tu Dan tri

Account Number: 1022601465

Swift Code: BFTV VNVX 045

Bank Name: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (Vietcombank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 126000081304

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

Số Tài khoản: 26110002631994

Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An

Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

ĐT: 0436869656.

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Điện tử Dân trí

Số TK: 0231195149383

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206035022

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.

* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 1017589681

- Chi nhánh Hà Nội.

* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí

- Số tài khoản VND: 333556688888

- Chi nhánh Đông Đô

- Phòng GD Thanh Xuân

2. Văn phòng đại diện của báo:

- VP Thanh Hóa: Lô 06, đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Tel: 0236. 3653 725

- VP TPHCM: Số 51 - 53 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567

- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Tel: 0292.3.733.269

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm