Viêm gan B là "sát thủ thầm lặng": Giải pháp phòng chống bệnh từ chuyên gia

Minh Nhật Trường Thịnh

(Dân trí) - Viêm gan B là vấn nạn chung của toàn cầu với hơn 400 triệu người mắc trên thế giới. Cứ mỗi phút lại có 2 người chết vì những biến chứng do viêm gan B gây ra.

15-20% người Việt nhiễm virus viêm gan B

Tại Việt Nam, có khoảng 15-20% dân số nhiễm virus viêm gan B. Mỗi năm có tới hơn 25.000 người chết do biến chứng từ căn bệnh này, tiêu tốn hơn 3000 tỉ đồng mỗi năm để điều trị.

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm trực tuyến "Viêm gan virus - Cách phòng và điều trị hiệu quả", do Báo Dân trí tổ chức, các chuyên gia khách mời đã chỉ ra nhiều nguyên nhân khiến viêm gan B vẫn đang là một thách thức lớn với y tế Việt Nam.

Viêm gan B là sát thủ thầm lặng: Giải pháp phòng chống bệnh từ chuyên gia - 1

Theo GS.TS.TTND Nguyễn Văn Mùi - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103, Chủ tịch Hội đồng viết phác đồ điều trị viêm gan B, trước đây viêm gan B chủ yếu lây qua đường tiêm truyền, vì chúng ta dùng kim tiêm nhiều lần, khử trùng dụng cụ y tế không đảm bảo.

Đến nay, gánh nặng lại chủ yếu đến từ con đường lây từ mẹ sang con. Nếu mẹ bị viêm gan B nồng độ virus cao thì hầu như sẽ truyền sang con nếu không có biện pháp phòng ngừa. Hiện nay ở thành phố, đô thị chúng ta triển khai tốt biện pháp dự phòng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Tuy nhiên, ở vùng nông thôn, đặc biệt là nơi xa xôi hẻo lánh, những người phụ nữ mang thai không biết mình nhiễm hay không, trẻ ra đời không được tiêm phòng. Chính vì vậy tỷ lệ mang virus viêm gan B mạn tính ở nước ta tuy có giảm song vẫn còn cao so với thế giới.

Về vấn đề này, PGS.TS.BS Trịnh Thị Xuân Hòa - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân Y 103 bày tỏ quan điểm: "Một trong những nguyên nhân có thể nêu ra là do viêm gan B được xem là "kẻ giết người thầm lặng" vì triệu chứng không rõ nên người bệnh không biết để đi điều trị. Thứ hai đây là bệnh phải điều trị lâu dài mà chi phí không ít nên nhiều người dân không theo được thuốc, dẫn đến bỏ thuốc khiến bệnh bùng phát gây kháng thuốc rất cao".

Giải pháp phòng ngừa viêm gan B

Viêm gan B là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, theo GS Mùi việc phòng bệnh là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu.

Theo phân tích của ông, để phòng bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tiêm vắc xin phòng viêm gan B là cách chủ động phòng ngừa bệnh lý này đặc biệt những đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên y tế, nhân viên làm việc với vật sắc nhọn, phụ nữ mang thai…

- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

- Không sử dụng chung các vật dụng có khả năng dính máu của người bệnh như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bông tai, kim tiêm…

- Phụ nữ mắc viêm gan B cần điều trị bệnh ổn định, virus ở ngưỡng an toàn mới tính tới mang thai. Trong quá trình mang thai phát hiện viêm gan B, khi sinh em bé cần có biện pháp phòng tránh kịp thời để tránh lây lan sang cho trẻ sơ sinh. Trẻ sinh ra cần được tiêm vắc xin và huyết thanh trong 24h đầu để phòng bệnh.

Giải pháp "chung sống" an toàn với viêm gan B

Theo PGS Hòa, viêm gan B nếu được điều trị tốt và người bệnh tuân thủ tốt thì hoàn toàn ổn định được bệnh, tránh được biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan.

Chuyên gia này phân tích để "chung sống" an toàn với virus viêm gan B, người bệnh cần thực hiện tốt:

- Viêm gan B mạn tính thể chưa hoạt động: Đi khám định kỳ 3- 6 tháng một lần. Vì virus có thể hoạt động bất kỳ lúc nào, việc đi khám này là để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hiệu quả cao.

- Với viêm gan B mạn tính thể hoạt động, cần thiết phải điều trị. Khi đã có chỉ định dùng thuốc kháng virus cần dùng đều đặn hàng ngày, không nên quên thuốc bỏ thuốc vì nguy cơ kháng thuốc rất cao. Theo dõi định kỳ là bắt buộc với trường hợp này, ngay cả khi bệnh đã ổn định (virus về dưới ngưỡng hoặc đã chuyển đảo huyết thanh).

- Tránh các chất/ thuốc gây hại cho gan: thuốc lá, bia rượu, một số thuốc thông thường hay dùng (paracetamol, thuốc hạ mỡ máu statin…).

"Trong các yếu tố trên, tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi định kỳ. Kể cả với viêm gan B thể chưa hoạt động hay thể hoạt động cần 3 tháng đánh giá một lần", PGS Hòa nhấn mạnh.

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng đối với cuộc chiến chống lại bệnh tật của bệnh nhân viêm gan B.

PGS Hòa cho biết, chế độ ăn của bệnh nhân viêm gan B tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu. Tuy nhiên cũng không nên kiêng khem quá mức mà cần cân đối, đa dạng đủ chất đạm, hạn chế chất béo, giảm muối, uống nhiều nước… Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa...), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua... Giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia.

Viêm gan B là sát thủ thầm lặng: Giải pháp phòng chống bệnh từ chuyên gia - 2

Còn theo GS Mùi, bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân viêm gan B có thể kết hợp các thảo dược hoặc sản phẩm từ thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, đồng thời phương thuốc cũng cần phải được chứng minh khoa học về tác dụng chữa bệnh, điển hình như Giải độc gan Tuệ Linh.

"Giải độc gan Tuệ Linh là một trong những sản phẩm để hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B rất tốt. Nếu bệnh nhân cần dùng thuốc kháng virus thì Giải độc gan Tuệ Linh sẽ giúp làm giảm triệu chứng, hỗ trợ ngăn xơ, giúp bệnh nhân ăn ngon hơn, hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, tôi khẳng định không bao giờ nói chỉ dùng Giải độc gan Tuệ Linh để điều trị bệnh viêm gan virus mà cần điều trị bằng thuốc kháng virus. Giải độc gan Tuệ Linh chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, giúp bệnh nhân nâng cao hiệu quả điều trị". GS Mùi cho biết…