Vì sao không nên ăn thịt gà già?
(Dân trí) - Nghiên cứu của các nhà khoa học trường ĐH Harvard dưới đây sẽ khiến bạn tránh xa các loại thịt gà già, lợn sề, bò già…
Các nhà khoa học trường ĐH Harvard đã phát hiện ra rằng những con chuột ăn thịt con vật già sẽ có tuổi thọ ngắn hơn so với những con chuột ăn thịt non. Họ giải thích rằng đó là bởi các thành phần biến chất trong thịt đã gây tổn thương cho tế bào của cơ thể chuột.
Nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng các nhà nghiên cứu ĐH Harvard nhấn mạnh rằng họ có những bằng chứng cụ thể rằng thịt từ những con vật già sẽ làm tăng tốc quá trình lão hóa cấp độ tế bào.
Sự trẻ trung của chúng ta mất dần khi các tế bào hư hại do hao mòn trong quá trình tương tác với protein, thiếu khí, hay chức năng enzyme bắt đầu chậm lại. Cuối cùng, cơ thể yếu mệt đến mức mất sự sống. Và các thịt con vật già là một trong những yếu tố làm hư hại tế bào.
Trưởng nhóm nghiên cứu Vadim Gladyshev, đã quan sát tuổi của thịt của các con vật được nuôi tại các trang trại, ví dụ thịt của con hươu 3 tuổi và con hươu 25 tuổi.
Kết quả cho thấy con hươu già tuổi hơn đã tích lũy những chất gây hại trong khi dinh dưỡng lại ít hơn so với con hươu non.
Các chuyên gia đề nghị rằng không nên nuôi quá lâu các con vật lấy thịt vì sẽ chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Trong nghiên cứu, Gladyshev và các cộng sự đã cho 3 nhóm sinh vật gồm nấm men - chuột - ruồi giấm ăn các loại thực phẩm có độ tuổi khác nhau trong tới vài năm.
Họ nhận thấy những con ăn “thực phẩm non” - thực phẩm tươi - sẽ có tế bào ít bị tổn thương hơn.
“Điều đó cho chúng ta thấy những thay đổi liên quan đến tuổi tác có thể thực sự tích lũy những độc hại. Và điều đó đã cung cấp một cái nhìn cơ bản về lão hóa”.
Nấm men, ruồi giấm, chuột… đều được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ ăn thực phẩm non hoặc thực phẩm già.
Kết quả là ruồi giấm ăn thức ăn “già” có tuổi thọ ngắn hơn 13% so với những con ăn thức ăn “non”.
Ở chuột thì lại biểu hiện giới tính rất rõ. Những con chuột cái ăn thức ăn già có tuổi thọ ngắn hơn 13% so với những con chuột cái có chế độ ăn là thịt hươu non. Trong khi chuột đực lại không có sự khác biệt mấy.
Glayshev cho biết, nghiên cứu này làm ông rất ngạc nhiên vì dự kiến của ông là tình hình sẽ nghiêm trọng hơn thế. Tuy nhiên, các dữ liệu đã cho thấy ông đi đúng hướng.
“Vì vậy câu hỏi là chúng ta sẽ làm chậm quá trình này như thế nào? Làm thế nào để chúng ta tái cơ cấu chuyển dưỡng tế bào để những thiệt hại này tích tụ chậm hơn?”.
Ông cũng nhấn mạnh nghiên cứu này chưa thể thực hiện trên người.
Nhân Hà
Theo DM