Trà nào, bệnh đó

(Dân trí) - Có hàng trăm cách kết hợp trà khác nhau nhằm trị các chứng bệnh, từ stress đến rối loạn tiêu hóa. Vậy loại nào hữu ích với bạn?

Đem lại niềm vui sống

 

Theo TS Lindsay Brown, nhà nghiên cứu dược học ở ĐH Queensland, hiệu quả của loại trà kết hợp giữa hạt nho, bạc hà lục và lá ôliu sẽ giúp giảm huyết áp và cân nặng.   

 

Trà nào, bệnh đó - 1
 

 

Loại trà này còn là một trong những cách hiệu quả ngăn ngừa béo phì. Chúng ngăn chặn tế bào chất béo tiết ra các chất kích thích khiến mỡ tích tụ nhiều hơn.

 

Có thể uống trà này trước và sau bữa ăn.

 

Giữ bình tĩnh

 

Chất Apigenin trong hoa cúc La Mã sẽ “khóa” cơ quan thụ cảm sự đau đớn, khó chịu trong các tế bào thân kinh, từ đó có tác dụng làm dịu và bình tĩnh.  

 

Trà nào, bệnh đó - 2
 

 

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Dược lý học cũng cho thấy trà có thể làm tăng tới 80%  tác dụng ngủ ngon giấc ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật tim mặc dù họ đang phải chịu đau đớn và sự lo lắng.

 

Một số phân tử trong hoa cúc La Mã có tác dụng xoa dịu và vì thế loài hoa này sẽ tiếp tục được dùng như một loại thuốc chống lo lắng trong nhiều thế kỷ nữa.

 

Chống rối loạn tiêu hóa

 

Loại trà gia vị gồm đinh hương + quế + thìa là, những gia vị được biết tới là có khả năng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Các loại dầu chiết xuất từ các loại gia vị này có tác dụng giảm đau và thư giãn đồng thời kích thích sự tăng tiết các enzym tiêu hóa.  

 

Trà nào, bệnh đó - 3
 

 

Bạn có thể uống các loại trà này trước khi ăn.

 

Tăng cường hệ miễn dịch

 

Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí The Lancet trong năm nay cho thấy trà cúc Echinacea có thể giúp giảm 50% nguy cơ cảm lạnh.

 

Các nhà nghiên cứu của trường ĐH Connecticut cũng phát hiện ra rằng, nếu có bị cảm lạnh, thì thời gian phát bệnh cũng ngắn hơn những người không uống trà này 1,4 ngày. 

 

Trà nào, bệnh đó - 4
 

 

Một nghiên cứu khác của ĐH British Columbia (Canada) cho thấy thảo dược này có thể tiêu diệt các các siêu vi gây cảm lạnh và cúm.

 

Thay vì uống echinacea tổng hợp dạng viên hay siro, nên uống hằng ngày dạng trà để củng cố hệ miễn dịch.

 

Đào thải chất độc

 

Trà bồ công anh có tác dụng giải độc gấp đôi các trà khác. Lá bồ công anh có tác dụng lợi tiểu, giúp cơ thể lọc thải các chất độc qua thận cũng như tăng tiết mật vào ruột để đào thải các chất độc trong gan.

 

Trà nào, bệnh đó - 5
 

 

 Có thể dùng trà này hoặc trà Diệp hạ châu để đào thải các chất độc trong gan và thận.

 

Cách ủ trà

 

Chất lượng trà thảo dược trong các túi lọc hết sức khác nhau: Những loại rẻ tiền đa phần có chứa thêm hương liệu, trong khi thành phần “hoạt tính” quan trọng của sản phẩm lại rất thấp hoặc gần như không đáng kể.

 

Đó là lý do tại sao nên chọn các sản phẩm uy tín, ghi rõ định tính, định lượng.

 

Các túi trà lọc rất tiện lợi nhưng nó sẽ không có lợi cũng như tác dụng như các loại thảo dược tươi, khô nguyên chất.

 

Cho từ 2 - 3 thìa trà thảo dược như trà hoa cúc La Mã vào ấm rồi đổ 150ml nước vừa sôi và để ít nhất 3 phút.

 

Nếu uống trà bạc hà, nên uống trà ủ từ lá bạc hà tươi. Khi uống nên cho thêm chút gừng cắt lát và đun sôi khoảng 4 – 5 phút cho các thành phần thiết yếu “thôi” ra hết.

 

Nếu thảo dược có nhiều tinh dầu thì cần được đậy kín để giữ lại nhiều nhất các tinh chất quý.

 

 Nhân Hà

Theo Dailymail

Dòng sự kiện: Thuốc từ quả