Lo nhầm con, "soi" quy trình giao nhận trẻ tại bệnh viện sản

(Dân trí) - Lo lắng nhầm con, nhiều cha mẹ đã chọn phòng sinh riêng, nhận diện con bằng smartphone nhưng nguy cơ này thực sự đến đâu? Hãy cùng theo chân các nữ hộ sinh để mục sở thị quy trình giao nhận trẻ tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng, bệnh viện Phụ sản Cần Thơ dưới đây:

Chị Trần Hoàng Sương, điều dưỡng trưởng Khoa Sản (Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng) cho biết, để tránh “trao nhầm” trẻ, bệnh viện có quy trình giao nhận rất chặt chẽ.

Ngay sau sinh, bé được đặt lên ngực mẹ để thực hiện phương pháp da kề da
Ngay sau sinh, bé được đặt lên ngực mẹ để thực hiện phương pháp "da kề da"

Theo đó, lúc bé vừa sinh ra, nữ hộ sinh sẽ thông báo cho mẹ biết giờ sinh và giới tính của bé, rồi sau đó đặt bé lên ngực mẹ thực hiện phương pháp “da kề da” để bé được nhận cái ôm đầu tiên từ mẹ, sau đó lau khô, cắt rốn, bú mẹ.

Trong thời gian này, nữ hộ sinh sẽ đeo vòng tay có ghi tên bố mẹ, ngày, giờ sinh, giới tính cho bé. Đối với bé trai thì đeo vòng màu xanh, bé gái thì đeo vòng màu hồng. Vòng tay này được làm bằng chất liệu nhựa mềm, rất khó gỡ ra vì thế thì khi đi tắm cho bé cũng để nguyên như thế.

Trong thời gian này, nữ hộ sinh sẽ đeo vòng vào tay hoặc chân có ghi tên bố mẹ, ngày, giờ sinh, giới tính cho bé
Trong thời gian này, nữ hộ sinh sẽ đeo vòng vào tay hoặc chân có ghi tên bố mẹ, ngày, giờ sinh, giới tính cho bé

Sau 90 phút da kề da giữa bé và mẹ, bé được đưa xuống khỏi ngực mẹ để mặc áo, mang tất, tiêm thuốc, cân đo và tiếp tục nằm bên cạnh mẹ. Sau 2 tiếng đồng hồ chăm sóc ở phòng sinh, bé và mẹ được chuyển lên phòng hậu sản (mẹ và bé cùng nằm chung trên một xe chuyển).

Đối với trường hợp sinh mổ, có đeo thêm vòng tay cho mẹ ghi tên của mẹ, lúc mổ lấy thai nhi ra là đặt ngay bé lên bụng mẹ để thực hiện “da kề da” ngay sau mổ như trường hợp sinh thường, mẹ và bé cùng nằm trên một giường. Khi mẹ ổn định sau phẫu thuật, mẹ và bé sẽ được chuyển trên cùng một xe lên phòng hồi sức sau mổ.

Bé gái sẽ đeo vòng màu hồng
Bé gái sẽ đeo vòng màu hồng

Khi tắm, nữ hộ sinh sẽ tắm lần lượt từng bé một chứ không tắm cùng một lúc nhiều bé. Bé tắm xong, trao tận tay mẹ, nữ hộ sinh mới đưa bé khác đi tắm (theo mô hình chăm hình chăm sóc toàn diện).

“Quy trình diễn ra rất chặt chẽ nên việc trao nhầm các bé là khó xảy ra”, điều dưỡng trưởng Sương nói.

Bé trai sẽ đeo vòng màu xanh
Bé trai sẽ đeo vòng màu xanh

Nữ hộ sinh Huỳnh Thị Kim Dung, trưởng tua trực phòng sinh nhận định, bệnh viện thực hiện phương pháp da kề da sau sinh nên việc trao nhầm rất khó xảy ra. Đối với những trường hợp khi siêu âm giới tính là con trai hoặc con gái nhưng khi sinh thì ngược lại, người nhà có thể không tin nhưng người mẹ thì đã biết đó chắc chắn là con mình vì sau sinh, bé được ấp lên người mẹ ngay mặc dù lúc đó chưa cắt rốn.

Đối với những người hợp sản phụ trùng tên, nữ hộ sinh phải hỏi cả tên của người chồng, địa chỉ, năm sinh để ghi vào hồ sơ và nhắc nhở mọi người chú ý đến những người hợp như thế này khi sản phụ vào phòng sinh.

Hai mẹ con sẽ cùng đeo vòng nếu trường hợp sinh mổ
Hai mẹ con sẽ cùng đeo vòng nếu trường hợp sinh mổ

Còn nữ hộ sinh Hoàng Thị Huệ (phòng hậu sản) cho hay, khi mẹ và bé được chuyển lên phòng hậu sản, nữ hộ sinh sẽ kiểm tra lại giới tính của bé xem có khớp hồ sơ bệnh án không.

“Ví dụ nữ hộ sinh hỏi mẹ: Mình sinh bé trai hay bé gái mẹ nhỉ? Và tất nhiên, người mẹ sẽ nói đúng”, chị Huệ nói.

Khi tắm, nữ hộ sinh bồng từng bé một
Khi tắm, nữ hộ sinh bồng từng bé một

Cũng theo chị Huệ, đến giờ tắm, nữ hộ sinh sẽ mời tất cả người nhà ra ngoài để tránh trường hợp có người trà trộn vào bồng bé. Nữ hộ sinh sẽ tắm lần lượt từng bé một. Khi đưa bé đi tắm, nữ hộ sinh cũng sẽ giới thiệu cho mẹ biết nữ hộ sinh tên gì để mẹ biết người đưa con mình đi tắm là ai.

Tắm xong, nữ hộ sinh trả bé tận tay mẹ, rồi mới tắm cho bé tiếp theo
Tắm xong, nữ hộ sinh trả bé tận tay mẹ, rồi mới tắm cho bé tiếp theo

Sản phụ Nguyễn Thị Trúc (38 tuổi, trú Hội An, Quảng Nam) vừa sinh một bé trai 5 ngày tuổi cho biết, chị không sợ chuyện nhầm lẫn con bởi vì bây giờ sinh xong, nữ hộ sinh đã đặt con lên bụng chị rồi, chị nhìn thấy mặt con rồi, hai mẹ con cũng không rời nhau nên không lo chuyện đó.

Anh Trần Văn Thành (trú TPHCM) đang chăm vợ sinh trong bệnh viện cũng cho biết, bây giờ sinh xong là bé đã được đặt lên bụng mẹ, vợ anh đã biết hết rồi nên không lo nhầm lẫn gì cả.

Ngoài việc dùng màu hồng và màu xanh để phân biệt, trên vòng tay của bé cũng ghi luôn giới tính của bé
Ngoài việc dùng màu hồng và màu xanh để phân biệt, trên vòng tay của bé cũng ghi luôn giới tính của bé

Những chiếc vòng này được làm bằng chất liệu nhựa mềm, cài rất chặt nên rất khó lấy ra
Những chiếc vòng này được làm bằng chất liệu nhựa mềm, cài rất chặt nên rất khó lấy ra


Các bậc phụ huynh khi được hỏi đều cho rằng, họ không lo lắng chuyện nhầm trẻ vì sau sinh bé được đặt lên ngực mẹ liền

Các bậc phụ huynh khi được hỏi đều cho rằng, họ không lo lắng chuyện nhầm trẻ vì sau sinh bé được đặt lên ngực mẹ liền

Dân Cần Thơ “soi bệnh viện” trước khi sinh

Sau vụ nuôi nhầm con suốt 42 năm qua ở Hà Nội, tại thành phố Cần Thơ có nhiều bà mẹ đang mang thai tỏ ra ra hồi hộp và có ý định chọn bệnh viện có phòng sinh riêng cho gia đình được ở bên cạnh người nhà lúc sinh!

Nữ hộ sinh cho cha của bé xem mặt con, trước khi đưa bé lên khoa sơ sinh gửi để đợi mẹ bé bình phục sau mổ
Nữ hộ sinh cho cha của bé xem mặt con, trước khi đưa bé lên khoa sơ sinh gửi để đợi mẹ bé bình phục sau mổ

Anh Phạm Đình Tiến (nhà ở Phong Điền,Cần Thơ) có vợ mang thai tháng thứ 8, cho biết: “Mấy hôm xem ti vi, đọc báo về vụ “nuôi nhầm” con ở Hà Nội tôi thấy lo lắng quá, vợ đang mang thai sắp sinh con đầu lòng, nhưng mình khá lớn tuổi rồi, lỡ không may nuôi con người ta thì khổ “thân già”! Thôi an toàn nhất, tôi chọn bệnh viện có phòng sinh gia đình, khi vợ sinh mình được vào chắc chắn sẽ không nhận nhầm con”- anh Tiến tâm sự.

Cùng quan điểm với anh Tiến, chị Trang, nhân viên của một ngân hàng ở Cần Thơ mang thai sắp sinh cho biết, lúc đầu chị tính về quê sinh bé để có bà ngoại canh chừng dùm. Nhưng giờ ý định đã thay đổi, “tôi sẽ chọn bệnh viện tốt nhất ở Cần Thơ và có phòng sinh giành riêng cho gia đình để tránh trường hợp lẫn lộn, khi con đủ tháng tôi sẽ cho con về nhà bà ngoại”- Chị Trang nói.

Tuy nhiên, với các bác sĩ sản khoa và lãnh đạo các bệnh viện ở Cần Thơ, việc nhầm lẫn là chưa từng xảy ra bởi quy trình quản lý, bàn giao, tiếp nhận và chăm sóc trẻ sơ sinh rất chặt chẽ và đã được áp dụng nhiều năm nay.

img-6998-1457953740124

Bác sĩ Nguyễn Hữu Dự - Giám đốc bệnh viện phụ sản Cần Thơ

Bác sĩ Nguyễn Hữu Dự - giám đốc bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, cho biết: Đối với các trường hợp sinh thường, sản phụ được đeo vòng tay ghi đầy đủ họ tên, năm sinh, mã số vào viện khi làm thủ tục nhập viện và từ lúc bé được sinh ra đến lúc chuyển về khoa Hậu sản mẹ và bé không rời nhau.

Cũng theo bác sĩ Dự, nếu trường hợp mổ lấy thai, mẹ cũng được nhìn mặt con như sinh thường nhưng do phải chăm sóc đặc biệt hơn nên gia đình sẽ đi cùng hộ sinh bế bé đến Khoa Sơ sinh theo dõi kèm theo phiếu thông tin, phiếu chăm sóc và tờ điều trị và có sổ “sổ bàn giao người bệnh vào khoa” rõ ràng.

Bác sĩ Dự cũng cho biết, việc chăm sóc bé sau khi sinh, hộ sinh phụ trách buồng bệnh phải chịu trách nhiệm, tuyệt đối không nhờ người khác giao bé.

Khi sản phụ xuất viện, khi ra cổng nhân viên bảo vệ bệnh viện phải kiểm tra đầy đủ giấy tờ ra cổng hợp lệ (theo quy định ra, vào cổng bệnh viện) mới cho ra cổng để tránh mất bé.

Phạm Tâm

Quy trình chống nhầm lẫn trẻ: có những sai số nhất định

Trao đổi với phóng viên Dân trí về quy trình chống nhầm lẫn, BS Hoàng Thị Diễm, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hùng Vương; nguyên Phó giám đốc bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ cho biết: “Trong suốt quá trình tôi làm việc tại hai bệnh viện đến nay mỗi ngày các bệnh viện tiếp nhận hàng trăm sản phụ đến sinh nở, nhưng tôi đã may mắn khi chưa phải chứng kiến trường hợp nào để xảy ra nhầm lẫn trẻ sơ sinh. Điều này một phần là nhờ quy trình chống nhầm lẫn tại bệnh viện Hùng Vương và bệnh viện Từ Dũ đều được thực hiện rất chặt chẽ.”

Thông tin của mẹ và bé được dán ngay trên lồng ngực của trẻ khi được làm vệ sinh
Thông tin của mẹ và bé được dán ngay trên lồng ngực của trẻ khi được làm vệ sinh

dscf2910-1458009254769

Tên người mẹ mẹ còn được ghi trên đùi của bé ngay trong phòng sinh

Tuy nhiên, dù chưa phát hiện trường hợp nhầm lẫn nào ở cả bệnh viện Từ Dũ lẫn bệnh viện Hùng Vương, nhưng từ vụ việc trao nhầm con xảy ra ở Hà Nội, BS Hoàng Thị Diễm Tuyết cho rằng, việc hỗ trợ sinh sản, chống nhầm lẫn của các bệnh viện là quy trình do con người lập ra và cũng chính con người thực hiện. Cả hệ thống khi vận hành đều luôn cố gắng hạn chế sai sót xảy ra ở mức độ thấp nhất. Tuy nhiên, bất kỳ quy trình nào cũng có thể tồn tại những sai số nhất định bởi con người không phải cỗ máy được lập trình để lúc nào cũng làm đúng hoàn toàn 100%.

Ngoài nhưng yếu tố sai số của quy trình có thể tồn tại thì yếu tố tâm lý chủ quan hoặc khách quan của người hành nghề cũng sẽ tác động đến sự sai sót trong việc trao nhận trẻ. Ví như, nhân viên y tế đang trong giờ làm việc nhưng tâm thần bị phân tán, bực bội, khó chịu sẽ dẫn đến mất tập trung, nguy cơ xảy ra sai sót sẽ xuất hiện ngay trong công việc của một cá nhân.

Chống nhầm lẫn là một trong những tiêu chí quản lý chất lượng tại bệnh viện phụ sản. Do đó, BS Diễm tuyết đề nghị phòng điều dưỡng của các bệnh viện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và tập huấn quy trình chống nhầm lẫn cho toàn thể nhân viên, để hạn chế đến mức tối đa mọi rủi ro.

Vân Sơn

Khánh Hồng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm