1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Giao lưu trực tuyến: Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Sức khỏe

(Dân trí) - Báo Điện tử Dân trí tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến: "Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng Covid-19" cùng các chuyên gia Y tế. Chương trình đã nhận được hàng trăm câu hỏi của bạn đọc quan tâm.

Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng Covid-19

Sắp tới, Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử.

Giao lưu trực tuyến: Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 - 1

Nhằm giúp độc giả hiểu hơn về chiến dịch này cũng như các thông tin về vắc xin được tiêm, báo Điện tử Dân trí tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề Những điều cần biết về vắc xin Covid-19.

Đúng 14h 18/6, buổi giao lưu diễn ra tại Văn phòng Hà Nội, báo Dân trí.

Giao lưu trực tuyến: Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 - 2

Các khách mời tham gia giao lưu trong chương trình.

Các khách mời tham gia buổi giao lưu gồm:

- PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

- PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư ký Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam.

- TS Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia

- Dược sĩ Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc cung ứng hệ thống tiêm chủng VNVC, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam.

- BS Nguyễn Lê Nga, Bác sĩ Chuyên khoa I, Giám đốc Y khoa vùng hệ thống tiêm chủng VNVC.

Mặc dù còn rất nhiều câu hỏi của độc giả song do thời gian có hạn nên chương trình xin dừng lại tại đây. Các câu hỏi của bạn đọc chúng tôi sẽ chuyển tới các chuyên gia để giải đáp sau.

Xin mời độc giả theo dõi toàn bộ cuộc giao lưu tại đây:

Vắc xin là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo vắc xin là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19. Nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt 70-85% sẽ giảm nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp hiệu quả, chủ động để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong. Hiện nay không có một loại vắc xin nào có hiệu lực bảo vệ 100%, nghĩa là sau tiêm chủng vắc xin vẫn còn một tỷ lệ nhất định các trường hợp đã được tiêm có thể vẫn bị mắc bệnh.

Cũng giống như các loại vắc xin khác, vắc xin Covid-19 giúp cơ thể chúng ta phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh Covid-19.

Giao lưu trực tuyến: Những điều cần biết khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 - 3

Do đó, có thể có trường hợp bị nhiễm virus gây bệnh Covid-19 sau khi tiêm vắc xin là do vắc xin chưa có đủ thời gian để tạo ra miễn dịch hoặc một số ít đã được tiêm đủ nhưng vẫn mắc bệnh. Tuy nhiên nếu bị mắc bệnh, các triệu chứng thường nhẹ và không để lại biến chứng, di chứng nặng nề.

Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao, độ bao phủ trong cộng đồng 70%-85% thì sẽ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng hiệu quả trước các tác nhân gây bệnh.

Như vậy, vắc xin phòng Covid-19 nói chung và vắc xin AstraZeneca nói riêng không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêm mà còn giúp duy trì khả năng của hệ thống y tế, tránh rơi vào tình trạng quá tải do phải chăm sóc người bệnh nặng, đồng thời giúp cuộc sống sớm trở lại bình thường và phát triển kinh tế.

Các loại vắc xin phòng Covid-19 hiện nay đều có hiệu lực bảo vệ từ trên 60 đến 95% vì vậy Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo vắc xin là vũ khí để chấm dứt đại dịch Covid-19.

Dòng sự kiện: Dịch Covid-19 đợt 4