Đề cao cảnh giác khi dịch sốt xuất huyết vào mùa

(Dân trí) - Trước diễn biến thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài và mưa nhiều ở các tỉnh miền Bắc trong những tháng cuối hè, các chuyên gia y tế đã đưa ra những lời cảnh báo đến người dân về thời điểm thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết bùng phát

Số ca mắc bệnh tăng đột biến so với 2018

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đây là căn bệnh phổ biến ở các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta, vào khoảng cuối tháng 7 hàng năm, khi thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều, các chuyên gia y tế lại đưa ra những lời cảnh báo “bức thiết” đến người dân về dịch sốt xuất huyết hoành hành.

Đề cao cảnh giác khi dịch sốt xuất huyết vào mùa - 1
Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều ở thời điểm hiện tại là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết bùng phát

Bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày và khó hạ sốt. Người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể nổi mẩn, phát ban ngoài da. Nếu ở thể nặng, bệnh nhân sẽ có thể bị chảy máu mũi, chân răng, nôn ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh…

Theo lời cảnh báo của nhiều chuyên gia, sốt xuất huyết tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng lại dễ để lại những biến chứng như sốc sốt xuất huyết, suy tạng, suy gan, suy thân, suy tim, rối loạn tri giác… và hoàn toàn có thể dẫn đến tử vong. Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai không may mắc bệnh, những biến chứng này còn diễn ra nhanh chóng và để lại hậu quả nặng nề hơn rất nhiều.

Đề cao cảnh giác khi dịch sốt xuất huyết vào mùa - 2
Trẻ sơ sinh và mẹ bầu là những đối tượng cần đặc biệt thận trọng khi dịch sốt xuất huyết vào mùa

Với diễn biến thời tiết ngày một khắc nghiệt, năm nay, số lượng ca mắc bệnh có dấu hiệu tăng “đột biến”. Theo báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 105.000 ca bệnh, cao gấp nhiều lần cùng thời điểm năm 2018, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Số ca bệnh có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương. Trước thực tế này, Cục Y tế dự phòng, Bộ y tế đã đưa ra khuyến cáo toàn dân nên đề cao cảnh giác hơn nữa, chủ động "phòng bệnh hơn chữa bệnh" bằng những phương pháp phù hợp. Đặc biệt là những đối tượng có cơ địa "nhạy cảm" nhưng lại dễ thu hút muỗi đốt như mẹ bầu và trẻ sơ sinh.

Phòng tránh sốt xuất huyết sao cho hiệu quả

Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết đặc hiệu và chưa có vacxin phòng bệnh. Bởi vậy, nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi bị bệnh, cách tốt nhất là người dân nên chủ động tích cực phòng chống muỗi càng sớm càng tốt.

Muỗi vằn thường đẻ trứng ở những chỗ đọng nước như lọ hoa, xô, chậu đựng, vì vậy, hãy luôn để ý để loại bỏ thùng chứa nước khi không sử dụng, lật úp đồ dùng để đảm bảo không có nước dư thừa. Bạn cũng không nên trồng cây trong chậu hoặc bình có chứa nước bởi rất có thể, đấy sẽ là môi trường lý tưởng cho một ổ dịch Dengue. Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ cho không gian sống luôn sạch sẽ, khô thoáng.

Đề cao cảnh giác khi dịch sốt xuất huyết vào mùa - 3
Nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng sẽ giúp hạn chế sự sinh sôi, phát triển của muỗi

Một trong những điều đơn giản nhất giúp chống muỗi đốt hiệu quả đó là người dân nên mắc màn dù là ngủ ngày hay đêm. Các gia đình cũng có thể áp dụng phương pháp phun, xịt hóa chất diệt muỗi để chống muỗi trên diện rộng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ đang mang thai, hãy cân nhắc đến những biện pháp khác an toàn, “lành tính” hơn.

Bạn có thể cân nhắc việc lắp đặt lưới chống muỗi vào các ô thoáng, cửa sổ và cửa ra vào trong nhà. Giải pháp này được nhiều gia đình có bà bầu và trẻ sơ sinh lựa chọn bởi tính tiện dụng, không hóa chất. Ngoài ra, bạn cũng nên trồng một số loại cây được coi là “thiên địch” của muỗi, giúp xua đuổi muỗi và côn trùng vô cùng hiệu quả như Andiroba, tía tô đất, sả chanh, oải hương…

Đề cao cảnh giác khi dịch sốt xuất huyết vào mùa - 4
Lá và vỏ cây Andiroba có chứa tinh dầu “đặc biệt” khiến muỗi tránh xa, tuy nhiên loại cây này không dễ kiếm tại Việt Nam, bạn có thể tìm mua các sản phẩm chống muỗi có chứa tinh dầu này.

Với gia đình có trẻ nhỏ thì nên lưu ý rằng, muỗi cái thường đốt mạnh vào ban ngày, những lúc trẻ thường mặc đồ cộc để vui chơi. Vì vậy, trong những tháng cao điểm của dịch sốt xuất huyết như hiện tại, cha mẹ nên cho con mặc trang phục dài tay thoáng mát để hạn chế bị muỗi đốt. Để chống muỗi toàn diện hơn vào những tháng dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, trong nhà bạn nên “sẵn sàng” một lọ kem chống muỗi với chiết xuất thiên nhiên an toàn, lành tính. Trẻ sơ sinh và mẹ bầu nên sử dụng những sản phẩm này thường xuyên, đặc biệt vào lúc bình minh và hoàng hôn – 2 thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất hoặc những lúc di chuyển cơ động đến những nơi công cộng tiềm ẩn dịch bệnh.

Tham khảo sản phẩm chống muỗi hiệu quả từ Chicco Italia: Với chiết xuất Andiroba - Thành phần xua muỗi rừng Amazone

Đề cao cảnh giác khi dịch sốt xuất huyết vào mùa - 5

Với 3 dạng Kem, xịt, lăn tiện lợi cho cả gia đình sử dụng, dòng sản phẩm chống muỗi Chicco có thành phần chiết xuất từ Tía tô đất (Melissa) và Andiroba vốn được các bộ lạc rừng Amazon sử dụng để xua đuổi muỗi và những côn trùng nguy hiểm trong rừng, giúp chống muỗi hiệu quả với nhiều chủng muỗi khác nhau, ngay cả những loại nguy hiểm nhất như muỗi Vằn, muỗi hổ châu Á…là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

Đặc biệt, sản phẩm đã được kiểm nghiệm da liễu an toàn với mọi đối tượng, kể cả mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Người sử dụng có thể bôi bất kì lúc nào, ở đâu, không giới hạn số lần bôi để việc chống muỗi được hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm tại: https://chicco.com.vn/tag/chong-muoi/

Fanpage: https://www.facebook.com/chicco.com.vn/

Hotline: 0903 451145

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm