1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Virus sốt xuất huyết xâm nhập và tàn phá cơ thể con người như thế nào?

(Dân trí) - Hiện tượng xuất huyết xảy ra khi virus xâm nhập được vào mạch máu, làm các tĩnh mạch trở nên dễ thấm hơn, khiến máu bị rò rỉ ra bên ngoài.

Virus sốt xuất huyết xâm nhập và tàn phá cơ thể con người như thế nào?

Sốt xuất huyết dengue là một loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, được phát tán thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Cụ thể, khi muỗi vằn nhiễm virus dengue hút máu người, chúng sẽ giải phóng nước bọt có chứa virus dengue vào cơ thể nạn nhân. 

Virus sốt xuất huyết xâm nhập và tàn phá cơ thể con người như thế nào? - 1

Khi muỗi vằn nhiễm virus dengue hút máu người, chúng sẽ giải phóng nước bọt có chứa virus dengue vào cơ thể nạn nhân. 

Một khi virus dengue đã ở bên trong cơ thể người, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào bạch huyết ở mô da, sau đó sử dụng chính vật chủ của mình làm phương tiện vận chuyển để đi vào hệ bạch huyết.

Trong giai đoạn ủ bệnh, virus dengue sẽ nhân bản ngay bên trong tế bào mà mình xâm nhập, sau đó các bản sao virus sẽ giải phóng ra bên ngoài và xâm nhập vào mạch máu và gây bệnh.

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã xác định được 4 chủng virus dengue khác nhau. Sốt xuất huyết dengue đang trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của gần ½ dân số thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Mỹ Latin và châu Á, nơi dịch bệnh này xảy ra thường xuyên.

Virus sốt xuất huyết xâm nhập và tàn phá cơ thể con người như thế nào? - 2

Trong giai đoạn ủ bệnh, virus dengue sẽ nhân bản ngay bên trong tế bào mà mình xâm nhập.

Người nhiễm virus dengue thường sẽ biểu hiện triệu chứng sau 2-7 ngày và các triệu chứng này có thể kéo dài đến 1 tuần. Các triệu chứng điển hình bao gồm: sốt cao, đau đầu, viêm kết mạc, sưng, viêm xương khớp, buồn nôn, sưng hạch và nặng nhất là xuất huyết.

Hiện tượng xuất huyết xảy ra khi virus xâm nhập được vào mạch máu, làm các tĩnh mạch trở nên dễ thấm hơn, khiến máu bị rò rỉ ra bên ngoài. Việc ứ đọng máu ở phúc mạc và khoang màng phổi gây nên các vấn đề nghiêm trọng ở hệ tuần hoàn và một số trường hợp nặng có thể dẫn đến cái chết của bệnh nhân.

Hiện tượng xuất huyết thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh. Ngoài da của bệnh nhân sẽ xuất hiện các chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị xuất huyết ở niêm mạc, dẫn đến chảy máu cam, chảy máu chân răng; xuất huyết dưới màng tiếp hợp gây đi tiểu ra máu; xuất huyết hệ tiêu hóa dẫn đến nôn ra máu, đại tiện ra máu.

Virus sốt xuất huyết xâm nhập và tàn phá cơ thể con người như thế nào? - 3

Hiện tượng xuất huyết xảy ra khi virus xâm nhập được vào mạch máu, làm các tĩnh mạch trở nên dễ thấm hơn, khiến máu bị rò rỉ ra bên ngoài.

Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm tại Việt Nam. Trung bình mỗi năm nước ta có khoảng trên 100.000 trường hợp mắc. Năm 2019 con số này là 320.331 ca bệnh, 53 trường hợp tử vong, số mắc cao nhất trong 32 năm trở lại đây. Hiện nay thời tiết miền Bắc đang vào mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh.

Để phòng sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện những hành động đơn giản nhưng rất quan trọng để phòng chống dịch:

- Đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị; không tự ý điều trị tại nhà.

Minh Nhật

 Theo Sanofi Pasteur