1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Công dụng của cây sả

(Dân trí) - Những món ăn mang hương vị cây sả ngày càng trở nên thât thiết với nhiều gia đình. Tuy nhiên, ngoài công dụng làm thực phẩm, tạo hương thơm cho các món ăn, sả còn là một dược liệu quý.

Cây sả còn được gọi là cây tranh thơm hoặc hương mao. Sả rất dễ trồng (có thể trồng ngay trong những chậu trồng cây cảnh) và hầu như chúng ta đều có thể mua được ở khắp các chợ.

 

Sả là loại gia vị vừa tạo mùi thơm, vừa kích thích tiêu hóa, chống nôn, sát trùng, khử hôi miệng, tiêu đờm, giảm đau, thông kinh lạc, chữa cảm cúm, trúng hàn, chữa cho trẻ em chứng động kinh

 

Lá sả xua đuổi được ruồi, muỗi, khử hết mùi xú uế. Có thể dùng pha nước uống cho mát, chóng tiêu hóa thức ăn, thông tiểu tiện, chữa cảm sốt (cảm cúm), ngày dùng 15 - 30g củ hoặc lá.

 

Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, lá bưởi, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)... đung sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu quả.

 

Tinh dầu sả có khả năng hỗ trợ tiêu hóa. Để chữa ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa hay kích thích trung tiện, có thể uống 3-4 giọt tinh dầu sả với nước đun sôi để nguội.

 

Tinh dầu này cũng được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi, tẩy mùi hôi trong hồi sức cấp cứu tích cực ở các bệnh viện và những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại…

 

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh. Bạn có thể dùng một bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy một chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

 

Củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày sẽ giúp các bà bầu giảm cảm giác buồn nôn.

 

Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu

 

Hoài Thu

Dòng sự kiện: Thuốc từ quả

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm