Cảnh giác với bệnh tim khi trời lạnh

(Dân trí) - Mùa đông năm nay đang ghi nhận đợt rét kỷ lục với băng giá và thậm chí cả tuyết xuất hiện ở nhiều nơi. Và những người đang có bệnh tim mạch hay những người phải làm việc ngoài trời trong thời tiết giá lạnh đều phải đối mặt với những rủi ro khi tim phải làm việc quá sức.

 

Cảnh giác với bệnh tim khi trời lạnh - 1

Trời lạnh ảnh hưởng đến tim như thế nào?

Nhiều người không phải làm việc nặng ngoài trời và không biết về những nguy hiểm khi phải làm việc ngoài trời trong thời tiết lạnh. Và thể thao cũng là 1 hoạt động nguy hiểm, gây hạ thân nhiệt nếu những người ham tập không cẩn thận.

Hạ thân nhiệt được định nghĩa là khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới 35 độ C. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể sản sinh đủ năng lượng để giữ trong bên trong đủ ấm. Khi điều này xảy ra, nó có thể giết chết bạn. Các triệu chứng gồm mất phối hợp động tác, lú lẫn, phản ứng chậm, run và buồn ngủ.

Trẻ em và người giá là những đối tượng đặc biết có nguy cơ do khả năng giao tiếp hoặc vận động hạn chế. Người già cũng có thể có ít mỡ dưới da và giảm khả năng cảm nhận nhiệt độ, vì thế họ có thể bị hạ thân nhiệt mà không biết là mình đang gặp nguy hiểm.

Những người bị bệnh mạch vành hay bị đau thắt ngực khi ở ngoài trời lạnh.

Ngoài nhiệt độ thấp, thì gió mạnh, mưa và tuyết cũng khiến cơ thể bị mất nhiệt. Gió mạnh đặc biệt nguy hiểm vì nó thổi đi lớp không khí ấm ở xung quanh cơ thể. Tương tự, độ ẩm khiến cơ thể mất nhiệt nhanh hơn là khi ở trong cùng điều kiện nhiệt độ nhưng trời khô.

Cảnh giác với bệnh tim khi trời lạnh - 2

Những lưu ý khi làm việc nặng ngoài trời lạnh

Nghỉ giải lao: Thỉnh thoảng nghỉ giải lao trong khi làm việc nặng sao cho tim không bị quá sức. Chú ý đến cảm giác của cơ thể trong những lần nghỉ này.

Tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim và lắng nghe cơ thể nhưng cần nhớ rằng nếu cảm thấy có gì đó không ổn, cho dù không chắc đó có phải là đau tim hay không, thì cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Trong những tình huống này mỗi phút đều quý giá. Vì thế đừng chần chừ, hãy đi khám hoặc gọi cấp cứu ngay.

Không uống rượu bia trước hoặc ngay sau khi làm việc nặng: Rượu có thể làm tăng cảm giác ấm, nhưng lại khiến bạn đánh giá thấp sự cố sức của cơ thể trong trời lạnh.

Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có vấn đề hoặc có thắc mắcvề sức khỏe hoặc nếu bạn đang có các triệu chứng bệnh lý (như bệnh tim hoặc tiểu đường), trước khi làm việc ngoài trời lạnh – đặc biệt nếu đó là việc cần sự gắng sức hơn rõ rệt so với mức độ hoạt động bình thường.

Nhận thức được những nguy hiểm của hạ thân nhiệt: Để giữ ấm, hãy mặc nhiều lớp quần áo. Nó sẽ giúp giữ không khí giữa các lớp, tạo thành lớp cách nhiệt bảo vệ tự nhiên. Cũng cần đội mũ hoặc trùm khăn, vì nhiệt có thể mất qua vùng đầu, và tai đặc biệt dễ bị buốt lạnh. Luôn giữ cho bàn tay và bàn chân ấm vì chúng dễ bị mất nhiệt nhanh.

Học cách hồi sức cấp cứu: Hồi sức cấp cứu hiệu quả tại chỗ ngay sau khi ngừng tim đột ngột có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp ba cơ hội sống của nạn nhân. Kỹ thuật hồi sức cấp cứu mới hiện nay chỉ dùng tay giúp rất dễ thực hiện để cứu sống nạn nhân. Nếu thấy có ai đó bất ngờ ngã quỵ, hãy gọi cấp cứu và bắt đầu dùng tay ấn thật mạnh và nhanh và giữa ngực của nạn nhân cho đến khi nhân viên y tế tới.

Cẩm Tú

Theo Heart