Cách trữ thực phẩm trong tủ lạnh

(Dân trí) - Tủ lạnh có thể bảo quản thực phẩm tươi lâu, tránh thiu thối, hư hỏng. Tuy nhiên, việc dùng không đúng cách đã và đang làm giảm tác dụng của thiết bị cất trữ hiện đại này.

Khoang bảo quản thực phẩm của tủ lạnh có nhiệt độ thông thường từ 6 - 8độ C, nhiệt độ có thể ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn. Tuy nhiên, với một số vi khuẩn hoạt động ở nhiệt độ thấp thì nhiệt độ này chỉ kiềm chế sự phát triển của chúng.

 

Các nhà vi khuẩn học thuộc Hiệp hội Y học Hoa Kỳ từng thí nghiệm như sau: họ cho 50 triệu vi khuẩn thương hàn vào tủ lạnh, sau 3 ngày còn 2 triệu, sau 60 ngày còn 600 ngàn, sau 2 năm 4 tháng số vị khuẩn còn lại hơn 6.000 con.

 

Ngoài ra, khi ở nhiệt độ quá thấp, các loại thực phẩm dễ bị biến chất, mất tươi thậm chí hư hỏng. Nếu không được chế biến kỹ, người ăn dễ bị các bệnh tiêu chảy, ảnh hưởng xấu đến chức năng tiêu hóa.

 

Lưu ý trong sử dụng tủ lạnh:

 

- Nên đặt tủ lạnh ở nơi mát mẻ, khô ráo, tránh xa các nguồn phát nhiệt như bếp lò, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, không đặt ở nơi ẩm thấp, dễ làm gỉ sét các bộ phận kim loại của tủ lạnh; cần đặt tủ lạnh cách tường 10cm. Khi sử dụng luôn giữ lạnh ở nhiệt độ từ 6 - 8 độ C .

 

- Thường xuyên lau chùi, làm sạch tủ lạnh, kiểm tra các thiết bị điện. Nếu gặp sự cố hỏng hóc cần kịp thời sửa chữa.

 

- Cần biết rõ thời gian có thể lưu giữ từng loại thực phẩm. Dưới đây là một số qui định về thời gian tồn trữ của thực phẩm trong tủ lạnh:

 

Chủng loại

Thực phẩm

Nhiệt độ thích hợp

(độ C)

Thời gian cất giữ

Ngày

Tháng

Thịt

Thịt bò

Thịt bò tươi

Thịt dê tươi

Thịt heo tươi

Thịt gia cầm đông

Thịt gia cầm tươi

Xúc xích

-12

-3

-3

-3 ~ 1

-12

-1 ~ 1

0

7

7

5 ~ 6

 

5 ~ 6

3

3

3

2

3

3

7

Thủy sản

Cá đông

Cá tươi

Tôm

-12

-1 ~ 1

-7

 

5 ~ 6

5 ~ 7

 

Trứng

Trứng tươi

2 ~ 15

20

 

Rau tươi

 

7 ~ 10

5 ~ 6

 

Thức uống

 

6 ~ 8

15 ~ 30

 

Loại khác

 Hoa quả

Thức ăn đã chế biến

8 ~ 10

10 ~ -1

7

 

7

 

2 ~ 3

           

- Với các thực phẩm như củ cải, khoai lang, chuối, đồ hộp, dưa thì không nên cất giữ trong tủ lạnh. Để tránh thời gian tồn trữ quá lâu, ta nên có một bảng ghi các loại thực phẩm cất giữ, treo ngoài tủ lạnh để tiện theo dõi.

 

- Một số thực phẩm cần được xử lý trước khi bỏ vào tủ lạnh:

 

+ Rau tươi phải ngắt bỏ lá úa

 

+ Cá phải bỏ ruột, làm sạch

 

+ Thức ăn nóng cần để nguội

 

+ Thực phẩm cho vào trong túi kín tránh biến chất, khô héo

 

+ Thực phẩm đông lạnh đã qua quá trình làm tan băng không nên cho vào tủ lạnh

 

- Không để thức ăn sống chín lẫn lộn nhằm tránh ô nhiễm. Giữa các thực phẩm nên có khoảng cách tương đối, đừng để quá sát nhau.

 

Khi lấy thực phẩm ra, dùng bao nhiêu lấy bấy nhiêu, tránh dùng không hết lại cho vào tủ lạnh.  

 

- Người già và trẻ em cần chú ý kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi dùng những thực phẩm, đồ uống để trong tủ lạnh.

 

Thu Hoài - Phúc Lưu

(tổng hợp)

Dòng sự kiện: Kinh nghiệm - Bí quyết

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm